Thủ tục đăng ký dự thi cấp chứng chỉ kế toán viên (đăng ký lần đầu)

Kế toán viên phải được cấp chứng chỉ kế toán viên, việc cấp chứng chỉ thực hiện theo thủ tục sau:

Căn cứ: Thông tư 91/2017/TT-BTC về việc việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.

Thủ tục đăng ký thi cấp chứng chỉ kế toán viên lần đầu được thực hiện như hướng dẫn dưới đây. Trường hợp đăng ký thi lại các môn chưa đạt hoặc đăng ký thi các môn chưa thi thực hiện theo thủ tục sau: 

Về thủ tục đăng ký thi cấp chứng chỉ kế toán viên lần đầu thực hiện như sau:

Thủ tục

Đăng ký dự thi cấp chứng chỉ hành nghề kế toán (đăng ký lần đầu)

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bước 2: Thẩm định hồ sơ:

Bộ Tài chính (Vụ CĐKT&KT) tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ.

Bước 3: Tổ chức thi đối với thí sinh đủ điều kiện dự thi

Bước 4: Công bố kết quả

Bước 5: Phát chứng chỉ kế toán viên đối với những người thi đạt

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Tài chính hoặc qua đơn vị được Bộ Tài chính ủy quyền trong thời hạn theo thông báo thi

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ, bao gồm:.

a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;

c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú;

d) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực;

đ) 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.

2. Người đăng ký dự thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này, hồ sơ gồm:

a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu 3x4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo;

c) Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết

60 ngày kể từ ngày kết thúc thi

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

Bộ Tài chính

Kết quả thực hiện TTHC

Giấy chứng nhận điểm thi và Chứng chỉ

Lệ phí

200.000 đồng/1 môn thi

Mẫu đơn tờ khai

Phụ lục số 02a, 03a, 05, 06 Ban hành kèm theo Thông tư 91/2017/TT-BTCcủa Bộ Tài chính quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Người dự thi lấy Chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khóa học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;

3. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;

4. Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;

5. Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán.

2. Người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán thi 4 môn thi sau:

(1) Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp;

(2) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;

(3) Thuế và quản lý thuế nâng cao;

(4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

Đối với trường hợp dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán: Người dự thi đạt yêu cầu cả 4 môn thi và có tổng số điểm từ 25 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi; được Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán

Căn cứ pháp lý

Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;

Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán;

Thông tư 91/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán

Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Xin giấy phép. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:   để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất.

Trân trọng./.

Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Quỳnh – Bộ phận tư vấn luật thuế – Công ty luật MInh Khuê 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *