Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản đối với di sản là quyền sử dụng đất

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công chứng là một hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động Nhà nước. Thông qua hoạt động công chứng và các quy định xung quanh nó, pháp luật trở nên gần với hiện thực hơn, dần trở thành hiện thực sinh động của đời sống xã hội.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Theo khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng 2014 thì: “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản”.

Căn cứ Điều 40, Điều 41 và Điều 57 Luật Công chứng 2014 thì thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản của Những người thừa kế được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng

Những người thừa kế khi yêu cầu công chứng công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại tổ chức hành nghề công chứng cần thành lập 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau đây:

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản (nếu có);

– Bản sao giấy tờ tùy thân của những người thừa kế;

– Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất của người để lại di sản thừa kế;

– Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và những người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế;

– Bản sao giấy tờ liên quan đến việc công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

CCV kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Bước 3: Hướng dẫn người yêu cầu công chứng

– CCV hướng dẫn cho những người thừa kế tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện Văn bản thoả thuận phân chia di sản. Giải thích cho những người thừa kế hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thành lập Văn bản thoả thuận phân chia di sản.

– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc thành lập Văn bản thoả thuận phân chia di sản có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của những người thừa kế hoặc đối tượng của Văn bản thoả thuận phân chia di sản chưa được mô tả cụ thể thì CCV đề nghị những người thừa kế làm rõ hoặc theo đề nghị của họ, CCV tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

– CCV phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người thừa kế đúng là người được hưởng di sản. Nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của những người thừa kế, CCV tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Bước 4: Niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia di sản

– Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

– Tổ chức hành nghề công chứng niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thừa kế.

– Nếu di sản thừa kế chỉ có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện như trên và đồng thời tại UBND cấp xã nơi có bất động sản.

– Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thừa kế; quan hệ của người để lại di sản với những người thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

– UBND cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

Bước 5: Thực hiện việc công chứng

– Trường hợp văn bản thỏa thuận phân chia di sản chưa được soạn sẵn:

+ Những người thừa kế tuyên bố nội dung của văn bản thỏa thuận phân chia di sản dự định lập trước CCV để CCV ghi chép lại nội dung.

+ CCV xác nhận lại nội dung với những người thừa kế về nội dung, ý định của văn bản thỏa thuận. Nếu nội dung, ý định thỏa thuận phân chia di sản của những người thừa kế là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì CCV soạn thảo di chúc.

– Trường hợp văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được soạn sẵn:

CCV kiểm tra nội dung dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản:

+ Nếu nội dung dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của văn bản thỏa thuận không phù hợp với thực tế thì CCV phải chỉ rõ cho những người thừa kế để chỉnh sửa. Trường hợp những người thừa kế không chỉnh sửa thì CCV có quyền từ chối công chứng.

+ Nếu nội dung dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản hợp pháp, không trái đạo đức xã hội và đối tượng của văn bản thỏa thuận phù hợp với thực tế thì CCV tiếp tục thực hiên việc công chứng.

– Những người thừa kế tự đọc lại di chúc hoặc CCV đọc cho những người thừa kế nghe theo đề nghị của họ để kiểm tra, xác nhận.

– Những người thừa kế đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì CCV hướng dẫn họ ký vào từng trang của văn bản.

Bước 6: Công chứng viên chứng nhận văn bản công chứng

CCV yêu cầu những người thừa kế xuất trình bản chính của các giấy tờ theo Bước 1 để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào từng trang của văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Sau đó, CCV chuyển hồ sơ cho bộ phận thu phí.

Bước 7: Trả kết quả công chứng

Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho những người thừa kế.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *