Thủ tục chuyển họ cho con theo họ cha dượng trong giấy khai sinh theo quy định mới?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Nhu cầu thay đổi họ tên cho con là một nhu cầu thực tế của xã hội, nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được hoặc thay đổi một cách dễ dàng. Luật sư của Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Thủ tục chuyển họ cho con theo họ cha dượng trong giấy khai sinh ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong được giải đáp: Tôi họ LÊ và vợ tôi họ CAO. Trước đây, vợ tôi đã có 1 cháu trai (hiện nay cháu được 6 tuổi) mang họ của vợ tôi (khai sinh – Cha VÔ DANH – đã chết). Nay chúng tôi có nguyện vọng chuyển họ của cháu sang họ của tôi thì thủ tục phải thực hiện ra sao?

Trân trọng!

Thủ tục chuyển họ cho con theo họ cha dượng trong giấy khai sinh ?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch thì việc thay đổi họ của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký chỉ được pháp luật hộ tịch cho phép và công nhận khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự. Theo quy định tạ Điều 27 ():

Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy giữa bạn và con riêng của vợ không có quan hệ huyết thống, do đó bạn chỉ dược thay đổi họ của cháu từ họ của vợ bạn sang họ của bạn khi bạn nhận nuôi cháu theo quy định của Luật nuôi con nuôi. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010, con riêng của vợ bạn là trẻ em dưới 16 tuổi, do đó đủ điều kiện để được nhận nuôi. Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Nuôi con nuôi, để đăng ký nuôi con nuôi, bạn phải nộp hai bộ hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi đến UBND cấp xã nơi bạn thường trú, một là hồ sơ cho bạn (người nhận nuôi) và hai là hồ sơ cho con riêng của vợ bạn (người được nhận nuôi).

Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm: (quy định tại Điều 17 )

– Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế

– Phiếu lý lịch tư pháp

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân

Hồ sơ của người được giới thiệu nhận nuôi bao gồm: (quy định tại Điều 18 Luật Nuôi con nuôi)

– Giấy khai sinh

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng

Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Theo thông tin mà bạn cung cấp, hiện tại con riêng của vợ bạn 6 tuổi. Việc thay đổi họ cho cháu thuộc phạm vi thay đổi hộ tịch theo quy định tại Điều 26 Luật Hộ tịch 2014. Do đó, theo quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch 2014, thông thường UBND cấp xã nơi đăng ký khai sinh cho cháu là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề thay đổi họ của cháu trong nội dung khai sinh đã đăng ký. Theo quy định tại Điều 27 :

Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”

Căn cứ vào quy định trên, để thay đổi họ cho cháu, bạn đến tại UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây cho cháu để thực hiện thủ tục này theo quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch. Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 : “Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.” Như vậy, đối với trường hợp của gia đình bạn, con riêng của vợ bạn mới tuổi, mặt khác trong nội dung giấy khai sinh của cháu không có tên cha và ghi đã chết, do đó viêc thay đổi này phải có sự đồng ý của mẹ cháu (tức vợ bạn) và phải ghi rõ trong tờ khai.

Hồ sơ yêu cầu thay đổi họ trong nội dung khai sinh bao gồm:

– Tờ khai (theo mẫu).

– Bản chính giấy khai sinh của người thay đổi họ tên.

– Các giấy tờ liên quan làm căn cứ cho việc thay đổi (Trường hợp của cháu là do mẹ cháu đã kết hôn với bạn và mong muốn con theo họ của bạn: giấy đăng ký kết hôn).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 thì yêu cầu của bạn sẽ được giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ giấy tờ trên. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng với bạn ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp trích lục cho bạn. Trong trường hợp này, nội dung thay đổi họ cho cháu sẽ được ghi vào Giấy khai sinh đã cấp của cháu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

2. Đổi họ cho con theo họ cha nuôi cần cha ruột đồng ý ?

Xin chào xin giấy phép, Tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp: Tôi muốn đổi họ của bé nhà tôi sang họ cha mẹ nuôi mà chưa thông qua ý kiến của cha ruột. Hiện giờ tôi và chồng tôi đã ly hôn. Vậy tôi phải làm thủ tục ra sao và tôi có quyền thay đổi họ của bé sang họ cha mẹ nuôi hay không ?

Em xin chân thành cảm ơn.

Đổi họ cho con theo họ cha nuôi cần cha ruột đồng ý ?

Luật sư tư vấn dân sự về thủ tục đăng ký đổi họ cho con, gọi:

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất : Về quyền thay đổi họ của con nuôi

Căn cứ theo quy định tại điều 27 quy định quyền thay đổi họ tên như sau:

Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cha, mẹ nuôi có quyền yêu cầu thay đổi họ tên cho con nuôi, pháp luật không quy định việc cha, mẹ nuôi yêu cầu đổi tên họ cho con nuôi phải sự đồng ý của cha mẹ đẻ. Ngoài ra theo khoản 1 điều 3 thì : “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”.

Theo đó trong trường hợp là con nuôi của cả hai vợ chồng thì cả cha mẹ nuôi đều có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với người con nuôi của mình như đối với con đẻ kể cả khi quan hệ hôn nhân của cha mẹ nuôi chấm dứt. Vì vậy việc yêu cầu đổi tên họ cho con nuôi phải được sự đồng ý của cả cha, mẹ nuôi. Trong trường hợp chỉ là con nuôi của vợ hoặc chồng thì mẹ hoặc cha nuôi có quyền yêu cầu thay đổi họ cho con mà không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng bạn. Như vậy bạn lưu ý rằng việc này chỉ đúng khi đã có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi.

Thứ 2. Thủ tục thay nuôi.

Căn cứ vào và thì trình tự thủ tục đổi họ cho con nuôi được tiến hành như sau;

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu thay đổi họ tại ủy ban nhân dân xã ( nơi đã đăng kí giấy khai sinh) trong trường hợp con nuôi dưới 14 tuổi hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện (mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây) trong trường hợp con nuôi từ đủ 14 tuổi trở lên

– Hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký việc thay đổi họ ( đối với con từ 9 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của con thể hiện trong tờ khai

+ Bản chính giấy khai sinh của con nuôi

+ Bản sao hộ khẩu của con nuôi (nếu có).

+ Bản sao CMND và hộ khẩu của cha, mẹ,nuôi.

+ Bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi

+ Văn bản thể hiện đồng ý đổi họ của cha và mẹ nuôi trong trường hợp làm con nuôi của hai vợ chồng, có chứng thực chữ ký hợp lệ.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ.

– Nếu không đúng thẩm quyền thì hướng dẫn đương sựliên hệ cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

– Nếu đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận chuyển cán bộchuyên môn giải quyết.

– Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn đương sự bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Thời hạn giải quyết là 3 ngày làm việc nếu đủ điều kiện pháp luật cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi họ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định về việc thay đổi họ. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự. (nếu xác minh thêm thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc).

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Thủ tục đổi họ cho con có cần bắt buộc chứng minh lý do xin đổi họ là gì không ?

Thưa luật sư! Tôi muốn đổi họ cho con tôi từ họ cha sang họ mẹ thì cần những thủ tục gì? Hiện tại tôi và cha bé đã ly hôn, nay bé được hơn 3 tuổi, cha bé thì không chu cấp bao lâu nay rồi và đến bây giờ thì tôi được nghe là cả nhà từ ông bà cho đến cha bé đều nói là bé không phải con cháu nhà ông bà.

Tôi muốn đổi con sang họ của tôi nhưng lại không chịu ký vào đơn để tôi làm thủ tục đổi họ cho con sang họ của tôi được thì xin hỏi tôi phải làm thế nào ạ?

Tôi xin cảm ơn !

Thủ tục đổi họ cho con có cần bắt buộc chứng minh lý do xin đổi họ là gì không ?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

– Theo Khoản 1 Điều 88 về Xác định cha, mẹ như sau: ” Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng…”

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì cả hai vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ đối với con ngay cả khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Vì vậy, Tuy bạn đã ly hôn và chồng không chu cấp cho con nhưng đó vẫn là cha đứa trẻ và phải được sự đồng ý của cha đứa trẻ thì mới có quyền đổi họ cho con. Do đó, bạn cần thuyết phục chồng cũ của mình để có được quyền đổi họ cho con.

– Thủ tục thay đổi họ của con sang họ của mẹ được quy định tại điều 1 , Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

+ Tờ khai yêu cầu thay đổi (theo mẫu)

+ Bản chính giấy khai sinh của con bạn.

+ Các loại giấy tờ khác có liên quan.

– Lưu ý: trong Tờ khai phải thể hiện rõ sự đồng ý của con bạn (nếu con bạn trên 9 tuổi).

– Nơi nộp: UBND cấp xã (nơi đã đăng ký khai sinh trước đây).

– Thời hạn giải quyết: không quá 8 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Có được thay đổi họ cho con sang họ mẹ khi ly hôn ?

Xin chào luật sư. Tôi muốn tư vấn làm cách nào để con mang họ mẹ. Sinh con ra trong tình trạng hôn nhân, con mang họ cha. Sau 2 năm vợ chồng ly dị đến nay con tròn 10 tuổi. Từ khi ly dị đến giờ tôi ko cần trợ cấp bên chồng. Tôi vẫn nuôi con tốt. Giờ con tôi lớn cháu hiểu chuyện biết chuyện nên nguyện vọng muốn được mang họ mẹ. Cha cháu đã có cuộc sống và có trai rồi. Tôi vì muốn nuôi dạy con thuận tiện hơn, nên muốn con mang họ mẹ ?

Tôi chân thành cảm ơn!

>>

Luật sư tư vấn:

Điều 27 15 quy định quyền thay đổi họ, tên

Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ

Vợ chồng bạn đã ly hôn, việc này chỉ chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo pháp luật còn mối quan hệ giữa cho mẹ và con cái thì vẫn tồn tại vì vậy bạn bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ cho con bạn. Tuy nhiên con ở đây là con chung, cả bố và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ đối với con nên việc thay đổi này phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng ngoài ra phải có sự đồng ý của con bạn nếu con bạn trên 9 tuổi.

Theo quy định tại thì việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ và phải được sự thỏa thuận, đồng ý của cả cha và mẹ bằng văn bản.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

5. Thủ tục đổi họ cho con có yếu tố nước ngoài ?

Thưa Luật sư, tôi hiện giờ đang ở Cộng hòa Séc. Tôi đệ đơn ly dị 2 năm, vì Tòa án không tìm được người chồng nên quyết định cho tôi ly hôn đơn phương. Trong lúc đợi quyết định ly dị tôi đã có 2 người con với bạn trai. Theo luật pháp của Séc, đứa bé sinh ra trong lúc chưa ly hôn thi vẫn phải mang họ của người chồng cũ.

Nay tôi đã có quyết định ly hôn và muốn đổi họ cho con tôi mang họ bố đẻ thật sự thì cần phải làm những gì? Tôi và chồng mới bây giờ cùng các con đều mang quốc tịch Việt Nam. Vậy chúng tôi có thể đổi họ cho con tại Việt Nam được không ?

Xin chân thành cảm ơn luật sư!

>> :

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 27 quy định:

“Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.”.

Như vậy, với trường hợp của bạn, cha đứa trẻ có quyền thay đổi họ tên cho con theo Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015 nói trên.

Trường hợp của bạn, do con bạn sinh ra trong thời gian bạn xin ly hôn, và đã mang họ của chồng cũ trên giấy tờ của nước ngoài do đó, trước khi tiến hành cải chính hộ tịch thì trước tiên phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ theo quy định tại điều 10, :

“Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”.

Sau đó, bạn tiến hành thủ tục cải chính hộ tịch theo Điều 28 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 của Quốc hội:

“Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”.

Trong trường hợp này lưu ý là cha của đứa trẻ cần phải thực hiện thủ tục nhận con. Những chứng cứ chứng minh quan hệ cha con được quy định tại điều 11, hướng dẫn Luật hộ tịch và cụ thể như sau:

“Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẳn sàng giải đáp. Trân trọng ./.

6. Thay đổi họ cho con sang họ của mẹ ?

Thưa luật sư! Tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp giúp: tôi và chồng ly hôn đã lâu, tính đến nay đã 10 năm khi con trai tôi được gần 1 tuổi. Nay chồng cũ tôi đã có gia đình riêng cùng 2 con nhỏ. Tôi muốn đi bước nữa nhưng đó là người nước ngoài( người đài loan) có hai điều tôi muốn hỏi:

1. Tôi có thể thay đổi họ của cháu thành họ mẹ không?

2. Người chồng mới muốn đổi họ cho con trai tôi sang họ của anh ấy có được không?

Mong câu trả lời sớm nhất từ luật sư Xin chân thành cảm ơn!

>> , gọi:

Trả lời:

Thứ nhất là, tôi có thể thay đổi họ của cháu thành họ mẹ không?

Điều 88 quy định:

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Như vậy, theo quy định thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Hiện tại con chị vẫn đang mang họ của người cha nên nếu muốn thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ thì về nguyên tắc phải có được sự đồng ý của cả cha và mẹ. Và nếu người chồng không đồng ý với việc thay đối họ cho con thì không thể thay đổi họ cho con của bạn từ họ cha sang họ mẹ được.

Trong trường hợp người chồng cũ của bạn có văn bản đồng ý với việc thay đổi họ cho con thì bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ.

Căn cứ theo Điều 27 quy định:

Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”

Theo quy định tại Điều 27 Luật hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi.

Điều 27 quy định:

Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Do con bạn đã trên 9 tuổi, như vậy việc thay đổi họ cho con cũng phải được sự đồng ý của con bạn.

Thứ hai là, Người chồng mới muốn đổi họ cho con trai tôi sang họ của anh ấy có được không?

Trong trường hợp chồng mới của bạn muốn đổi họ cho con bạn mang họ cha dượng, lúc này người cha dượng có thể làm theo về việc nhận con riêng của vợ làm con nuôi quy định tại khoản 3 Điều 14 như sau:

“Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.”

Theo khoản 1 Điều 2 thì trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ chồng làm con nuôi sẽ do UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận nuôi thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi:

“Điều 2. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:

1. Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.”

Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:

“Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;”

“Điều 30. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu

Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của người nhận con nuôi, hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.”

“Điều 31. Hồ sơ của người nhận con nuôi

1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Đơn xin nhận con nuôi;

b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

g) Phiếu lý lịch tư pháp;

h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.”

“Điều 32. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài

1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm có:

a) Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;

b) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

c) Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này nhưng không thành.

2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.

3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.”

Sau khi chồng mới của bạn làm thủ tục nhận con bạn làm con nuôi. Lúc này chồng mới của bạn, có thể thực hiện các thủ tục để đổi họ của cháu bé sang họ của mình nếu được bạn, chồng cũ của bạn và con bạn đồng ý bằng văn bản. Ngoài ra thủ tục của việc đổi họ cho con còn căn cứ vào quy định của pháp luật nước ngoài, nước nơi mà bạn và chồng mình đang sinh sống.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *