Thủ tục cắt khẩu và chuyển khẩu khi vợ chồng ly hôn ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi ly hôn thì chủ hộ (vợ hoặc chồng) phải tạo điều kiện cho bên còn lại thực hiện các thủ tục chuyển khẩu một cách hợp pháp. xin giấy phép tư vấn và giải đáp một số quy định cụ thể của luật cư trú về việc cắt, chuyển hộ khẩu theo quy định hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Thủ tục cắt khẩu và chuyển khẩu khi vợ chồng ly hôn ?

Xin chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Năm nay tôi 31 tuổi, có gia đình và có con năm nay 26 tháng tuổi. Năm 2014 tôi chuyển khẩu ở quê về nhà vợ, vợ chồng tôi cũng đã có sổ hộ khẩu riêng. Sau thời gian vợ chồng không hòa hợp và không thể sống với nhau và đang chuẩn bị ly hôn. Vậy tôi phải làm thủ tục như thế nào để cắt khẩu và chuyển khẩu vể quê ban đầu ?

Xin cám ơn !

Người gửi : L.Q.T

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi, vấn đề của bạn, Xin giấy phép xin được trả lời như sau:

Nếu bạn muốn cắt khẩu tại nhà vợ và nhập về khẩu cũ bạn phải làm 2 thủ tục đó là nhà vợ và xin nhập khẩu về nhà cũ.

Trong trường hợp của bạn thì bạn thuộc điểm b, khoản 1, Điều 27 quy định về những trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được . Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định khi đến làm thủ tục tách sổ hộ khẩu phải xuất trình ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp điểm b, khoản 1, Điều 27 Luật cư trú 2006 cụ thể:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Trình tự, thủ tục tách sổ hộ khẩu:

Hồ sơ để xin tách sổ hộ: (Theo khoản 2, Điều 27 Luật cư trú 2006)

+ Sổ hộ khẩu;

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật cư trú.

Nơi nộp hồ sơ:

+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thời gian giải quyết: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do theo Khoản 3, Điều 27 Luật cư trú 2006.

Lệ phí: Miễn thu lệ phí khi tách sổ hộ khẩu.

Trình tự, thủ tục nhập vào khẩu cũ:

Căn cứ tại Điều 21 Luật Cư trú năm 2006 quy định về đăng ký thường trú như sau:

“Thủ tục đăng ký thường trú

1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a)Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.”

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, khi bạn muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu và hộ khẩu nhà bố mẹ đẻ thì cần thực hiện theo hướng dẫn và được sự đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của chủ hộ nơi đến (bố, mẹ đẻ của bạn). Nơi tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu giống như tách khẩu.

Trân trọng./.

2. Hồ sơ đăng ký nhập hộ khẩu cần những gì ?

Kính chào các Quý Luật sư Công ty Xin giấy phép: Xin Luật sư cho biết thủ tục để nhập hộ khẩu bao gồm những gì? Giấy tờ để chứng minh sự đồng ý cho nhập hộ khẩu của chủ hộ là giấy tờ gì? Xin Luật sư cung cấp giúp tôi mẫu giấy tờ trên.

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư vào địa chỉ email này.

Người gửi: P.T

>> Luật sư tư vấn thủ tục nhập hộ khẩu, gọi:

Trả lời:

Căn cứ theo quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cư trú.

Thứ nhất, Hồ sơ nhập hộ khẩu bao gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Bản khai nhân khẩu;

+ Giấy chuyển hộ khẩu ( đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);

+ Các tài liệu giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP trừ trường hợp được chủ sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình.

Theo đó, Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP

“Điều 5. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp

1. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký th­ường trú là một trong các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ sau đây:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);

– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);

– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà n­ước hoặc giấy tờ về hoá giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà n­ước;

– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư­ xây dựng để bán;

– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, ph­ường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);

– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình th­ương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà n­ước hoặc các đối tượng khác;

– Giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà n­ước có thẩm quyền giải quyết cho đ­ược sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, ph­ương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của ph­ương tiện sử dụng để ở. Tr­ường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, ph­ương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, ph­ương tiện khác và địa chỉ bến gốc của ph­ương tiện đó.

b) Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho m­ượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là các loại hợp đồng, cam kết cho thuê, cho m­ượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (trường hợp hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà của cá nhân phải có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã);

c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trư­ờng hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật C­ư trú;

d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trư­ởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc đ­ược cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nh­ượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.

2. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:

a) Một trong những giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này.

3. Trong trường hợp các văn bản pháp luật về nhà ở có thay đổi thì Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn cụ thể các giấy tờ khác chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú phù hợp với văn bản pháp luật đó”.

Ngoài ra, đối với giấy tờ chứng minh sự đồng ý của chủ hộ cho nhập khẩu thì sẽ phải được thực hiện bằng văn bản. Trong trường hợp có quan hệ thì căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Cư trú chuyển đến ở với nhau thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên để làm căn cứ ghi vào sổ hộ khẩu.

Thứ hai, Nơi nộp hồ sơ nhập khẩu:

+ Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

+ Đối với các tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thứ ba, Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trong trường hợp không cấp thì cơ quan công an nới tiếp nhận hồ sơ nhập hộ khẩu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trân trọng cám ơn!

3. Thủ tục tách sổ hộ khẩu trong cùng một hộ gia đình ?

Xin chào Xin giấy phép, cho em hỏi hiện giờ em có cùng một sổ hộ khẩu ở quận 1 TP.HCM với cô em. Nay em muốn tách riêng một sổ nữa có được không ? Hiện nay em đã có nhà riêng nhưng chưa muốn cắt chuyển đi em muốn tách sổ có được không và thủ tục như thế nào ? Trân trọng cám ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Điều 27 () quy định:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

-> Để được tách khẩu riêng thì bạn cần cung cấp các giáy tờ theo quy định trên để nộp cho cơ quan có thể quyền: “Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;” để được tiếp nhận hồ sơ và giải quyết.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Trân trọng./.

4. Thủ tục tách hộ khẩu khi hai vợ chồng đã ly hôn ?

Xin kính chào xin giấy phép, tôi và chồng đã ly hôn. Khi ly hôn tôi được quyền nuôi con. Nay tôi muốn cắt hộ khẩu của con tôi về nhập vào sổ hộ khẩu của ba mẹ ruột tôi vậy có được không để tiện cho bé đi học. Vì khi kết hôn tôi không có chuyển hộ khẩu về nhà chồng ?

Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự, cư trú trực tuyến, gọi:

Luật sư tư vấn:

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn được Tòa án giao cho quyền nuôi con. Điều 1, , quy định:

“Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì con bạn thường xuyên chung sống với bạn do đó con bạn hoàn toàn có quyền được nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của bạn.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *