Thứ tự ưu tiên thanh toán trong hợp đồng thế chấp xe ô tô

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi có một số thắc mắc như sau: Mấy hôm trước tôi có cho anh bạn mình vay 800 triệu đồng và anh ấy chiếc xe ô tô do anh ý đứng tên sử dụng để bảo đảm cho số tiền vay đó, chúng tôi đã ký với nhau hợp đồng thế chấp xe ô tô để đảm bảo cho khoản vay trên.

Anh ấy cũng có nói với tôi rằng chia ô tô đó của anh ý cũng đang được đảm bảo cho 1 nghĩa vụ khác. Vậy xin hỏi luật sư hợp đồng xe ô tô của tôi có phải đi công chứng chứng thực và có cần phải đi đăng ký biện pháp bảo đảm không? Và thứ tự ưu tiên thanh toán đối với chiếc xe là gì? Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Công chứng 2014;

Nghị định 102/2017/NĐ-CP

2. :

Trường hợp của bạn là bạn đã ký hợp đồng thế chấp chiếc xe ô tô, theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc thế chấp xe ô tô không thuộc các trường hợp bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Cho nên, bạn sẽ không cần phải đi công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp chiếc xe ô tô này nhưng bạn vẫn có thể đi công chứng tùy theo nhu cầu và nguyện vọng của bạn.

Theo quy định của khoản 1 Điều 298 BLDS 2015 thì:

Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định”.

Như vậy, việc đăng ký giao dịch bảo đảm có là điều kiện giao dịch đó có hiệu lực pháp luật hay không thì còn phải xem xét loại giao dịch đó pháp luật có quy định phải bắt buộc phải đăng ký hay không. Theo đó, căn cứ vào khoản 4 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm, thì các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm:

1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

d) Thế chấp tàu biển”.

Như vậy, nếu giao dịch bảo đảm thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì bắt buộc phải được đăng ký tới cơ quan có thẩm quyền thì giao dịch đó mới có hiệu lực pháp luật.

Ngoài các trường hợp mà pháp luật quy định phải đăng ký giao dịch bảo đảm thì pháp luật cũng cho phép các chủ thể trong giao dịch đó được đăng ký biện pháp bảo đảm khi có yêu cầu. Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định:

2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:

a) Thế chấp tài sản là động sản khác;

b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu”.

Có thể thấy, trường hợp của bạn là thế chấp chiếc xe ô tô, do đó, giao dịch của bạn không bắt buộc phải đi đăng ký biện pháp bảo đảm. Việc không đăng ký biện pháp bải đảm đối với hợp đồng thế chấp xe ô tô này sẽ không làm cho giao dịch bảo đảm giữa bạn và người kia mất hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, cũng theo quy định của luật thì trong trường hợp bạn có nhu cầu đi đăng ký biện pháp bảo đảm để đảm bảo cho giao dịch này thì bạn vẫn được quyền đăng ký, pháp luật không hề ngăn cấm.

Trường hợp của bạn thì chiếc xe ô tô kia cũng được bảo đảm cho một nghĩa vụ khác, cho nên chiếc ô tô đó là tài sản được được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Như vậy, chiếc ô tô này cần phải có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Về vấn đề thứ tự ưu tiên thanh toán thì khoản 1 Điều 308 BLDS có quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm như sau:

1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;

b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;

c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm”.

Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

Trường hợp 1: Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng.

Khi xác lập giao dịch bảo đảm thì quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong trong giao dịch bảo đảm không chỉ phát sinh đối với các chủ thể trực tiếp tham gia giao dịch (bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm) mà trong những trường hợp luật định còn phát sinh hiệu lực và có giá trị pháp lý đối với cả người thứ ba không phải là chủ thể trong giao dịch bảo đảm. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

Trường hợp 2: Nếu trường hợp các giao dịch bảo đảm đã được đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký. Nghĩa là, giao dịch bảo đảm nào có thời điểm đăng ký giao dịch trước thì sẽ được ưu tiên thanh toán trước và ngược lại.

Trường hợp 3: Tiếp theo, trong số những giao dịch bảo đảm có giao dịch bảo đảm được đăng ký và có những giao dich bảo đảm không được đăng ký, thì ưu tiên thanh toán cho giao dịch bảo đảm được đăng ký trước và giao dịch bảo đảm không được đăng ký sẽ thanh toán sau.

Trường hợp 4: Cuối cùng, trường hợp các giao dịch bảo đảm không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm. Giao dịch bảo đảm có thời gian xác lập trước sẽ được thanh toán trước.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *