Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Lê Tiến Thọ: Phải phạt để răn đe hành vi sao chép nhạc

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong khi vụ việc Tình thôi xót xa vẫn đang gây tranh cãi và chưa ngã ngũ được ai đúng ai sai, trao đổi với báo Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, NSND Lê Tiến Thọ khẳng định: Bộ sẽ không đứng ngoài cuộc và kiên quyết lên án hành vi “đạo nhạc”.

Ông cho biết:

– Trường hợp của nhạc sĩ Bảo Chấn, chúng tôi sẽ yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn trao đổi với nhạc sĩ nhằm giải đáp thỏa đáng những thắc mắc của dư luận.

– Cá nhân ông nghĩ sao trước phát biểu của một số nhạc sĩ khác cũng có ca khúc lọt vào tầm nghi vấn: “Đó chẳng qua là do bị ảnh hưởng từ một giai điệu nghe ở đâu đấy”?

– Người ta chỉ có thể bị ảnh hưởng về phong cách, chứ sao chép toàn bộ tác phẩm thì không thể gọi là ảnh hưởng được.

>>

 

    

– Phải chăng, chuyện này đã “bình thường” bởi khung xử phạt của chúng ta chưa đủ mạnh khiến những “cây” copy phải “chờn”?

– Đúng là chúng ta cần đưa ra những định nghĩa cụ thể cũng như mức phạt cần mang tính răn đe, chứ không phải kiểu “gãi ngứa” như hiện nay. Chúng tôi đang tiến hành sửa đổi và trong tháng này sẽ trình Chính phủ văn bản xử phạt hành chính mới.

– Động thái này có lẽ tương đối muộn khi mà từ lâu, dư luận đã râm ran về nạn sao chép trong lĩnh vực sáng tác ca khúc?

– Lâu là bởi chúng tôi – cơ quan quản lý chưa hề nhận được đơn kiện nào của các nhạc sĩ về việc tác phẩm của họ bị copy. Chứ như trường hợp ca khúc Hà Nội và tôi của nhạc sĩ Lê Vinh, khi tác giả lên tiếng là chúng tôi vào cuộc ngay. Vụ Tình thôi xót xa lúc đầu chúng tôi chỉ nghe loáng thoáng, còn về sau không thấy ai đả động đến nữa, cho đến khi báo chí khơi lên. Việc gì rồi cũng có luật định, nhưng luật định không có nghĩa cứ thấy dư luận là lôi nhạc sĩ ra “xử”.

– Nhưng trong trường hợp tác giả thật của ca khúc không còn sống nữa nên không thể “lên tiếng” và người phát hiện là công chúng thì Bộ sẽ xử lý ra sao?

– Nếu người phát hiện cam đoan là mình đúng thì cơ quan quản lý sẽ yêu cầu nhạc sĩ giải trình.

Nhạc sĩ Trần Minh Phi

 

“Giới viết nhạc đang… giật mình”

Trong nhiều năm qua, nhạc sĩ Trần Minh Phi đã liên tục đưa ra những bài viết và bằng chứng về việc một số nhạc sĩ trong nước copy nhạc nước ngoài, chủ yếu in trên những tờ báo chuyên ngành âm nhạc. Nhân sự việc Tình thôi xót xa và Frontier, anh cho biết:

 

“Cách đây 6 năm, khi nghe Tình thôi xót xa và Frontier tôi thấy giống nhau và nói giống vậy thôi. Điều này đã tạo ra dư luận nhưng không ngã ngũ, còn có người cho rằng tôi nói xấu đồng nghiệp. Dư luận về tình trạng copy tác phẩm âm nhạc như hiện nay chắc chắn cảnh tỉnh giới viết nhạc cẩn thận khi sáng tác, không cho phép mình dễ dãi, phải viết làm sao cho ca khúc ấy không những hay, được yêu thích mà phải làm sao có dấu ấn riêng trong đó. Không riêng gì nhạc sĩ Bảo Chấn mà sẽ rất có nhiều người, trong đó có cả tôi cũng phải giật mình, khi sáng tác sẽ khó tính với mình hơn, kiểm tra lại xem ca khúc đó có giống tác phẩm của ai không (chịu khó nghe nhiều nhạc thì sẽ biết mình “bị” giống ai) và tránh lối mòn của người khác”.

Nhạc sĩ, Giáo sư Ca Lê Thuần – Tổng thư ký Hội âm nhạc TP Hồ Chí Minh:

 

“Quản lý yếu kém mới sinh ra tình trạng nhạc “

* Cảm nghĩ của ông mấy hôm nay ra sao khi dư luận đang xôn xao về tình trạng một số nhạc sĩ, có người là hội viên Hội Âm nhạc TP.HCM, đã sao chép nhạc nước ngoài?

– Đây quả là bài học để các nhạc sĩ phải thận trọng hơn khi phổ ca khúc nước ngoài lời Việt, và cũng là dịp các cơ quan chức năng về bản quyền quan tâm để cho ra đời những văn bản pháp quy trong lĩnh vực này. Trong nghệ thuật, nếu ăn cắp hoặc copy sự sáng tạo của người khác thì xin đừng làm nghệ thuật nữa !

 

* Theo ông thì vấn đề sẽ được giải quyết như thế nào?

– Ai cũng có thể làm thơ nhưng đâu phải ai cũng là nhà thơ, thế mà có người mới viết được một vài ca khúc thì đã xưng là nhạc sĩ. Hiện nay, có nhiều nhạc sĩ sáng tác để nổi danh và kiếm tiền, vì vậy bắt chước, ăn cắp nhạc Thái, nhạc Hoa đã trở thành hiện tượng khá phổ biến. Về vấn đề này, các cơ quan quản lý còn rất yếu kém. Một tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp thì không thể được giới thiệu trước công chúng là nhạc Thái, nhạc Hoa chung chung mà phải ghi rõ tác giả là ai, thế mà hiện nay Cục Nghệ thuật – biểu diễn, các sở Văn hóa – Thông tin vẫn cấp phép cho các chương trình băng đĩa, ca nhạc với cách gọi như thế ! Ngay cả các chương trình ca nhạc của đài truyền hình cũng chỉ ghi là nhạc Thái, nhạc Hoa. Việc không có quy định về việc nhất thiết phải để tên tác giả rõ ràng đã tạo điều kiện cho sự bắt chước và ăn cắp.

 

* Để hạn chế tình trạng nhái nhạc, ăn cắp nhạc thì sao, thưa ông?

– Theo tôi, trong cách quản lý nhà nước hiện nay văn bản luật pháp còn “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” giữa trung ương với địa phương, giữa địa phương này và địa phương khác. Vì thế, cần phải có văn bản pháp lý về mặt bản quyền chặt chẽ và phù hợp.

 

Trâm Anh (thực hiện)

Hương Lan (thực hiện)

Theo  Thanh niên

 (: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

————————————– 

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6.;

7.  ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *