Thu phí đổi tiền trong dịp Tết Nguyên Đán có vi phạm pháp luật không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào xin giấy phép ! Trong dịp Tết nguyên Đán và các ngày lễ tôi có thực hiện các dịch vụ đổi tiền lẻ có thu phí. Như vậy tôi có vi phạm pháp luật không ? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn !

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Chỉ thị số 34/CT- TTg ngày 28/12/2018

2. :

Theo quy định tại Chỉ thị số 34/CT- TTg ngày 28/12/2018 của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm có hướng dẫn :

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương:

– Chủ động theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ tài chính trong nước và thế giới, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống;

– Tổ chức tốt công tác điều hòa và cung ứng đủ tiền mặt cho nền kinh tế, nhất là trong dịp Tết; chỉ đạo các tổ chức tín dụng bảo đảm việc cung ứng dịch vụ thanh toán, hệ thống ATM/POS hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt; tăng cường các hoạt động thanh toán phục vụ sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; tổ chức các dịch vụ ngoại hối, thu đổi ngoại tệ phục vụ khách du lịch; tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, lẻ hợp lý, tiết kiệm trong dịp Tết; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông :

– Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ.

– Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, khách hàng nộp hiện vật cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi. Các đơn vị nhận và xét đổi theo các điều kiện sau:

+ Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại;

+ Trường hợp tờ tiền bị cháy, thủng, rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại; nếu được can dán thì phải có diện tích tối thiểu bằng 90% so với diện tích tờ tiền cùng loại và đảm bảo nguyên gốc, nguyên bố cục một tờ tiền (mặt trước, mặt sau; trên, dưới; bên phải, bên trái), đồng thời nhận biết được các yếu tố bảo an;

+ Đối với tiền polymer bị cháy hoặc biến dạng co nhỏ lại do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, thì diện tích còn lại tối thiểu phải bằng 30% so với diện tích tờ tiền cùng loại và còn giữ nguyên bố cục một tờ tiền, đồng thời nhận biết được ít nhất hai trong các yếu tố bảo an như: yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, mực không màu phát quang, phát quang hàng số sêri, dây bảo hiểm, yếu tố IRIODIN, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Căn cứ điều kiện xét đổi được quy định tại Khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi thực hiện đổi cho khách hàng. Nếu không đủ điều kiện được đổi, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi trả lại cho khách hàng và thông báo lý do.

Như vậy chỉ có những tổ chức được Nhà nước cho phép mới được hoạt động đổi tiền, trong đó có Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước. Ngoài các đơn vị này, mọi hoạt động đổi tiền ở cá nhân, tổ chức khác đều bất hợp pháp.

Nếu hoạt động đổi tiền mặt không đúng quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý, xử phạt hành chính theo Khoản 5 Điều 30 Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/10/2014 Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;

Về thẩm quyền xử phạt Theo Điều 51 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, thẩm quyền xử phạt được quy định gồm những cá nhân, tổ chức sau: Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh thanh tra giám sát ngân hàng, Trưởng đoàn thanh tra do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định. Trong trường hợp phát hiện thấy hoạt động đổi tiền không đúng quy định, chính quyền địa phương cần thiết thông báo với những cá nhân, tổ chức nêu trên để xử lý vi phạm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *