Thu phí bản quyền âm nhạc ở nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, quán cafe phục vụ hoạt động kinh doanh có hợp pháp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Vấn đề thu phí bản quyền âm nhạc trong thời gian qua đang là một điểm nóng về bản quyền nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác quyền âm nhạc. xin giấy phép đưa ra quan điểm, ý kiển của mình về vấn đề trên:

Mục lục bài viết

1. Thu phí bản quyền âm nhạc ở nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, quán cafe có hợp pháp ?

Xin giấy phép trích và đăng tải một số quan điểm pháp lý chính của Luật sư: Lê Minh Trường giám đốc điều hành trả lời phòng vấn của Quyền hình Quốc phòng về vấn đề thu bản quyền tác giả âm nhạc trong kinh doanh khi gần đây dư luận đang quan tâm về đề trung tâm bảo vệ tác giả âm nhạc thu phí ở những phòng nghỉ với giá 25.000 đồng/phòng/năm.

Thu phí bản quyền âm nhạc ở nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, quán cafe phục vụ hoạt động kinh doanh có hợp pháp ?

Trả lời phỏng vấn truyền hình quốc phòng về bản quyền

Câu 1:

Mới đây, các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã nhận được công văn của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc chi nhánh phía Nam yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả khi sử dụng âm nhạc trong kinh doanh. Trong đó, có thu cả phí tác quyền âm nhạc đối với phòng ngủ có sử dụng ti vi với giá 25.000 đồng/phòng/năm. Tuy nhiên, trước việc thu phí này, đại diện các cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng cho rằng, khoản thu đối với phòng nghỉ có sử dụng ti vi là vô lý. Chỉ có các nhà đài mới biết có sử dụng tác phẩm âm nhạc nào, tác phẩm đó có được tác giả ủy quyền cho Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc thu phí hay không? Trong khi cơ sở lưu trú đã trả phí sử dụng dịch vụ truyền hình rồi tại sao lại phải trả tiền tác quyền âm nhạc nữa? Căn cứ vào Luật sở hữu trí tuệ, xin Luật sư cho biết việc thu phí như vậy có đúng luật không?

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi từ phía khách hàng, Xin giấy phép xin tư vấn cho câu hỏi trên như sau:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 20 về Quyền tài sản và quy định tại Điều 33 về Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao của , – sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ và được hướng dẫn cụ thể, chi tiết tại điều 35 nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định về quyền tác giả thì “Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng một phần hoặc toàn bộ tác phẩm của tác giả thì cần có sự cho phép hoặc phải trả tiền thù lao theo thỏa thuận cho tác giả”

Ví dụ:

+ Đài truyền hình Việt Nam muốn công bố một một bài hát mới được thu âm của ca sỹ/nhạc sỹ A phải xin phép (được sự đồng ý) và trả thù lao theo thỏa thuận với ca sỹ A.

+ Đồng thời những tổ chức, cá nhân khác khai thác lại bài hát này một trực tiếp hoặc gián tiếp vì mục đích thương mại hoặc trong hoạt động kinh doanh cũng phải trả thù lao nhưng không phải xin sự chấp thuận của ca sỹ/Nhạc sỹ A

Như vậy, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả nếu được sự ủy quyền hợp pháp của tác giả trong việc thương thảo và thu tiền thù lao thì hoạt đông trên là hợp pháp theo quy định của Luật Sở Hữu Trí tuệ. Nghĩa là, nếu chỉ xem tivi đơn thuần thì không phải trả phí nhưng nếu sử dụng tivi để chiếu những chương trình có bản quyền thì phải trả phí cho tác giả. Điều này rất phổ biến tại các quốc gia phát triển như ở Châu âu kỳ world 2014 tổ chức tại Brasil các quán cafe bóng đá, bãi biển có màn hình lớn muốn phát các trận đấu thì phải trả phí tác quyền cho FIFA nếu không muốn bị kiện.

Điều 20. Quyền tài sản

Khoản 3. “Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”.

(1.điều 19: 1. Đặt tên cho tác phẩm;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

Điều 33. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan trong các trường hợp sau đây không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng:

a) Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

Điều 35, về Sử dụng bản ghi âm, ghi hình,

1. Sử dụng trực tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tổ chức phát sóng dùng chính bản ghi âm, ghi hình đó để phát sóng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh, môi trường kỹ thuật số.

Sử dụng gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tiếp sóng, phát lại chương trình đã phát sóng; chuyển chương trình trong môi trường kỹ thuật số lên sóng.

2. Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố để sử dụng tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính, viễn thông, môi trường kỹ thuật số; trong các hoạt động du lịch, hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh, thương mại khác.

3. Việc hưởng tiền thù lao của người biểu diễn trong trường hợp bản ghi âm, ghi hình được sử dụng quy định tại Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ tuỳ thuộc vào thoả thuận của người biểu diễn với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình ghi âm, ghi hình.

Tỉ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác do các chủ thể quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thoả thuận.

Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có thể uỷ thác cho một tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện việc thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được uỷ thác được hưởng một khoản phí nhất định theo thoả thuận.

Luật sư: Lê Minh Trường tham gia trả lời phỏng vấn VTV1 về việc thu phí tác quyền âm nhạc.

Câu 2: Theo nhạc sĩ Phó Đức Phương – Giám đốc Trung tâm Bản quyền âm nhạc VN thì âm nhạc là tài sản riêng của tác giả đã được luật pháp công nhận, nếu sử dụng tác phẩm âm nhạc vào mục đích kinh doanh dù gián tiếp hay trực tiếp đều phải trả tiền. Ông Phương cho biết, nếu trả tiền mua truyền hình cáp thì đó là tiền liên quan, chứ không phải tiền tác giả. Nếu chỉ dùng cho cá nhân thì chỉ phải trả tiền liên quan, nhưng nếu sử dụng chương trình ấy phục vụ khách hàng thì phải trả tiền tác giả bao gồm quyền biểu diễn, quyền sao chép, quyền phát sóng, quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng…Ông/bà nghĩ sao về điều này?

Trả lời:

Xin giấy phép xin cảm ơn câu hỏi từ phía khách hàng và xin được trả lời câu hỏi trên như sau:

Đối với quan điểm này của nhạc sĩ Phó Đức Phương, tôi hoàn toàn chia sẻ và tán đồng quan điểm của Ông về vấn đề này. Đã đến lúc quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền tác giả phải được đặc biệt coi trọng/tôn trọng. Không thể có một cái gì tốt mà miễn phí cả. Không thu được phí tác quyền thì sẽ triệt tiêu động lực sáng tạo của tác giả và chúng ta sẽ không thể có những tác phẩm hay, chất lượng, sống mãi với thời gian nếu quyền tác giả vẫn tiếp tục bị xâm phạm, bị coi nhẹ như hiện nay.

Câu 3. Cũng theo Trung tâm Bản quyền âm nhạc Việt Nam thì mức thu phí 25.000 đồng/phòng/năm là tượng trưng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng làm sao định lượng được có bao nhiêu thời lượng, bao nhiêu tác phẩm… được sử dụng để yêu cầu khách sạn trả tiền tác quyền? Mặc dù là tượng trưng nhưng số tiền nếu thu được của tất cả các khách sạn, cơ sở lưu trú là không hề nhỏ? Ông bà nghĩ sao về vấn đề này?

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, Xin giấy phép xin được trả lời như sau:

Tôi nghĩ để thu được mức phí này trên thực tế là điều vô cùng khó khăn bởi lẽ:

Thứ nhất, Chúng ta cần sự đồng thuận của cả xã hội bởi lẽ nhận thức của xã hội là một quá trình cần sự truyền thông, giáo dục và tôn vinh (thành quả sáng tạo) – Khi có sự đồng thuận thì vấn đề này sẽ đơn giản hơn nhiều.

Thứ hai, Chúng ta cần một sự vào cuộc quyết liệt của những cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

Thứ ba, Chúng ta cần xây dựng một lộ trình hợp lý cho việc thu các khoản phí này. Muốn xây dựng được lộ trình đó cần sự đồng thuận sự dũng cảm trong chính những tác giả nói chung (nhạc sỹ nói riêng) trong việc dám đứng lên để bảo vệ, đòi lại quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mình. Khi đó pháp luật sẽ được thực thi và được đi vào cuộc sống vì đây là một vấn đề chưa có tiền lệ ở Việt Nam nhưng rất cần có những người tiên phong. Tôi tin trước hay sau thì công lý cũng được thực thi & pháp luật phải được thượng tôn!

2. Vụ kiện xâm phạm bản quyền đĩa MIDI karaoke

Công ty CP dịch vụ Phú Nhuận (Maseco) đã đâm đơn khởi kiện hai bị đơn là Công ty TNHH thương mại dịch vụ (TM-DV) Đông Hải và Công ty TNHH TM-DV sản xuất điện tử Cali vì cho rằng đã sử dụng trái phép một số bài hát trong đĩa Midi karaoke thuộc bản quyền của Maseco. Số tiền yêu cầu bồi thường lên tới hàng chục tỷ đồng.

Vụ kiện xâm phạm bản quyền đĩa MIDI karaoke

Xài “chùa” bị kiện

Theo báo Thanh Niên, ngày 25-11-2009, TAND TP.HCM đã thụ lý đơn của Maseco.

Trong đơn khởi kiện, Maseco cho rằng từ năm 1995 mình đã thường xuyên sáng tạo các tác phẩm “bài phối âm karaoke thể hiện dưới hình thức tập tin định dạng MIDI”. Các bài phối này là tác phẩm âm nhạc được sáng tạo dựa trên các bản nhạc có sẵn và Maseco đã đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Tháng 1-2009, công ty Đông Hải đã sản xuất và phát hành trên thị trường đĩa DVD karaoke Vol 11, trong đĩa này có các tác phẩm Maseco là chủ sở hữu quyền tác giả hợp pháp. Thế nhưng Đông Hải đã không xin phép Maseco. Vì vậy, Maseco cho rằng việc sao chép này đã xâm phạm quyền tài sản của Maseco và yêu cầu Đông Hải phải trả tiền bản quyền 380 triệu đồng và bồi thường khoảng 4,5 tỉ đồng.

Ngoài ra, cũng theo Maseco, Công ty điện tử Cali đã sử dụng đĩa DVD karaoke Vol 11 nói trên cho các đầu máy hiệu California tiêu thụ trên thị trường. Và hành vi này cũng xâm phạm quyền phân phối tác phẩm của Maseco. Maseco yêu cầu Công ty Cali bồi thường số tiền trên 8 tỉ đồng.

>>

Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

Trong vụ kiện này, Maseco khởi kiện với tư cách là “Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình” bị xâm phạm quyền tác giả.

Theo quy định tại luật Sở hữu trí tuệ, nhà sản xuất bản ghi âm gi hình được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;

– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Với việc thực hiện các quyền trên, Maseco được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.

Ở đây, nếu đơn kiện của Maseco là đúng, thì Đông Hải và Cali đã tự ý sao chép và phân phối đến công chúng các bản ghi âm, ghi hình do Maseco thực hiện và là chủ sở hữu mà chưa xin phép, chưa được sự chấp thuận của Maseco.

( sưu tầm & biên tập)

3. Cách đăng ký bản quyền cho nhạc RAP ?

Kính chào luật Minh Khuê. Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp cho. Tôi muốn đăng ký bản quyền cho bài nhạc RAP, trong đó hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc yêu cầu phải có Bản nhạc (Sheet nhạc). Tuy nhiên tôi có đem qua các Studio để viết lại bài RAP thành sheet nhạc thì họ nói RAP không viết lại thành sheet được vì không có melody.

Trong trường hợp này tôi cần làm gì để có thể đăng ký bản quyền cho bài RAP này ?

Mong luật sư giải đáp cho. Xin chân trọng cảm ơn luật sư!

Cách đăng ký bản quyền cho nhạc RAP ?

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trường hợp của bạn có thể đăng ký bản nhạc RAP đó dưới dạng tác phẩm văn học.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 thì quyền tác giả phát sinh và được xác lập kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định – không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

Thủ tục đăng ký quyền tác giả :

Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm…

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Vì như đã nói trên, quyền tác giả hiển nhiên phát sinh và xác lập kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định.

Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả có lợi ở chỗ khi có tranh chấp thì tổ chức, cá nhân nào đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình nữa. ( Trừ trường hợp có “ai đó” cũng có chứng cứ ngược lại – tức là cũng có Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chính tác phẩm mà quí vị đã được cấp giấy chứng nhận ).

Theo quy định tại Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

4. Tư vấn đăng ký bảo hộ bản quyền âm nhạc

Tác phẩm âm nhạc là một trong những sản phầm trí tuệ của các nhạc sĩ và việc đăng ký bảo hộ bản quyền:

Xin giấy phép xin tư vấn cho quý khách các lợi ích khi đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc như sau:

1. Việc đăng ký bản quyền âm nhạc đồng nghĩa với việc bạn thông báo với cả thế giới rằng bạn là chủ sở hữu hay tác giả của tác phẩm đó;

2. Xác định rằng bạn được độc quyền sao chép tác phẩm hoặc thay đổi tác phẩm chẳng hạn tạo ra phần tiếp theo hoặc sửa đổi và cập nhật tác phẩm;

3. Bạn là chủ thể duy nhất được quyền phân phối tác phẩm vì mục đích thương mại;

4. Chỉ có bạn mới có quyền biểu diễn hoặc trưng bày tác phẩm ra công chúng, những người khác muốn thực hiện điều đó phải xin phép bạn;

5. Việc đăng ký không chỉ bảo hộ tác phẩm của bạn trong nước mà cả các nước khác trên thế giới;

6. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng xác thực nhất, hữu hiệu nhất làm căn cứ khi bạn muốn ngăn chặn hoặc khởi kiện người có hành vi xâm phạm tác phẩm của bạn;

7. Nếu bạn thành công trong vụ kiện bạn sẽ nhận được một khoản tiền bồi thường nhất định.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

* Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả:

1. 03 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;

2. 02 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả.

3. Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả;

4. Giấy uỷ quyền của tác giả/các tác giả (theo mẫu);

5. Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu);

* Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty):

1. 03 bản mẫu tác phẩm gốc; Đăng ký bản quyền âm nhạc

2. 01 Giấy ủy quyền của tổ chức công ty (theo mẫu);

3. 01 Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc Chứng minh thư gốc nộp kèm để đối chiếu khi không có công chứng bản sao) của tác giả/các tác giả tác phẩm có xác nhận sao y bản chính;

4. Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản);

5. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng;

6. Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo mẫu);

7. Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Lợi ích khi chọn Xin giấy phép

Công ty chúng tôi là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực đăng ký bảo hộ bản quyền âm nhạc, với nhiều luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm và thực tế sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng. Những công việc mà Xin giấy phép sẽ thực hiện cho khách hàng bao gồm:

– Tư vấn miễn phí những vấn đề liên quan đến hoạt động đăng ký bản quyền âm nhạc;

– Đại diện soạn hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc cho khách hàng;

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả ;

– Theo dõi xâm phạm bản quyền tác giả, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết;

– Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp tác phẩm với các chủ đơn khác (Nếu có).

Ngoài ra khi thực hiện dịch vụ tại Xin giấy phép quý khách còn được hưởng một số hậu mãi khác!

Trân trọng!

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ.

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư Tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi: .

Gửi thư tư yêu cầu dịch vụ luật sư qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *