Thông thầu là gì ? Xử lí thông thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu Việt Nam mới nhất

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thông thầu thường được hiểu là hành vi thông đồng, cấu kết , dàn xếp với nhau của các bên tham gia đấu thầu nhằm để một bên thắng thầu, làm mất đi tính cạnh tranh công bằng, minh bạch của đấu thầu

Công ty a, công ty b (cả 2 cty này có liên quan nhau) cùng mua . Do chỉ dành cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên công ty a không tham dự. Công ty b tham dự đấu thầu nhưng do nhân viên soạn thảo quyết định có nhầm lẫn tên công ty a trong đó.Vì lỗi này tư vấn đấu thầu kết luận công ty b với công ty a theo mục a, b khoản 3 điều 89 luật đấu thầu. Xin hỏi kết luận như vậy có đúng không ?

Cám ơn.

Người gửi : Ngọc Quỳnh

 

Luật sư trả lời:

 

Thông thầu là gì?

Thông thầu thường được hiểu là hành vi thông đồng, cấu kết , dàn xếp với nhau của các bên tham gia đấu thầu nhằm để một bên thắng thầu, làm mất đi tính cạnh tranh công bằng, minh bạch của đấu thầu, các nhà thầu khác dù có điều kiện kĩ thuật tốt hơn đáp ứng được gói thầu nhưng không được đối xử công bằng hoặc bị loại vì hành vi chèn ép, không có cơ hội tham gia đấu thầu. Hành vi thông thầu bị pháp luật nghiêm cấm và có biện pháp xử lí nặng.

Luật đấu thầu 2013 có quy định rõ về hành vi thông thầu như sau:

Điều 89. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

Như vậy trong tình huống trên, công ty A và B có dấu hiệu đáng nghi vì 2 công ty có mối quan hệ với nhau, tuy nhiên không thể đưa ra kết luận chắc chắn có việc thông thầu ở trường hợp này vì công ty A không đáp ứng đủ yêu cầu nên đã không thể tham gia đấu thầu ngay từ ban đầu và điều quan trong ở đây là do lỗi nhầm lẫn, sai sót của nhân viên soản thảo quyết định dẫn đến công ty A được tham gia đấu thầu . Tình huống đưa ra của quý khách cần rõ ràng hơn và cần có sự xem xét kĩ lưỡng các khâu của đấu thầu, phân tích điểm đáng nghi của hồ sơ của công ty A, B rồi mới có thể đưa ra kết luận thông thầu hay không. Việc đưa ra kết luận thông thầu không thể vội vàng , sơ sài tránh gây ra nhầm lẫn, oan sai và gây gián đoạn cuộc đấu thầu.

Các biện pháp xử lý hành vi thông thầu

Theo quy định tại Luật Đấu thầu năm 2013 và ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thì hành vi thông thầu bị xử lý như sau: 

Hủy thầu và cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 3 năm đến 5 năm. Thẩm quyền hủy thầu, cấm tham gia hoạt động đấu thầu thuộc bên mời thầu và việc cấm này có giá trị trong phạm vi quản lý của bên mời thầu.

Ngoài các hình thức xử lý trên, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà còn có thể bị xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Điều 121. Các hình thức xử lý vi phạm trong đấu thầu

1. Cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 89 của Luật Đấu thầu và Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà theo quy định pháp luật về hình sự.

4. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 122. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu

Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:

1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu;

2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 8 và 9 Điều 89 của Luật Đấu thầu;

3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 6 và 7 Điều 89 của Luật Đấu thầu;

4. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm việc sử dụng lao động quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.

Điều 123. Hủy, đình chỉ, không công nhận

1. Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách ban hành quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 4 Điều 73, Khoản 10 Điều 74 và Điểm e Khoản 2 Điều 75 của Luật Đấu thầu.

2. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu, cụ thể như sau:

a) Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;

b) Biện pháp đình chỉ được áp dụng để khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra và được thực hiện đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đến trước khi ký kết hợp đồng; trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng sau khi ký kết hợp đồng;

c) Trong văn bản đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do, nội dung, biện pháp và thời gian để khắc phục vi phạm về đấu thầu;

d) Biện pháp tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu do người có thẩm quyền quyết định khi phát hiện các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu không phù hợp quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.

Điều 124. Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về đấu thầu

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan.

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đấu thầu –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *