Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy đinh hiện hành

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư, Tôi và một người quen có thỏa thuận với nhau về một việc bằng văn bản có nội dung như sau. Tôi sẽ là người tán tính và làm cho vợ chồng nhà bạn gái cũ của người đấy ly hôn với chồng thì tôi sẽ được 50 triệu đồng. Tôi được ứng trước 20 triệu để làm phí cho các cuộc tán tỉnh, chi phí liên quan. Nay tôi thấy cô ấy tốt quá, cô ấy cũng rất lịch sự tiếp chuyện tôi và cũng nói có chồng rồi và chồng cũng không cấm việc nói chuyện với người ngoài. Vợ chồng cô ấy rất thương nhau nên tôi thấy mình làm vậy là có lỗi và không thực hiện việc phá hoại hạnh phúc gia đình cô ấy nữa. Tôi ngừng nên bên kia đã yêu cầu tôi phải bồi thường hợp đồng và trả lại 20 triệu tạm ứng. Tôi không đồng ý bồi thường mà chỉ trả lại số tiền 20 triệu đã ứng. Tôi xin luật sư tư vấn cho tôi phải làm thế nào, việc này diễn ra từ năm 2014 đến nay cũng 4 năm rồi. Cảm ơn luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất: Đối với trường hợp của bạn chúng tôi nhận thấy đây là một giao dịch dân sự vô hiệu, thực chất đây là giao dịch dân sự có thỏa thuận hợp đồng nhưng vô hiệu.

Căn cứ theo Điều 122, Điều 123 và Điều 117 của bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

>&gt Xem thêm: 

“Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

 

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật,trái đạo đức xã hội.

>&gt Xem thêm: 

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Thứ hai: Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có đủ căn cứ để gửi đơn yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 132 quy định thì trường hợp của bạn vẫn được yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự giữa bạn với người kia là vô hiệu.

“Điều 132. Thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

>&gt Xem thêm: 

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.”

Từ những căn cứ nêu trên bạn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự giữa bạn với người kia là vô hiệu. Theo nguyên tắc giải quyết giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 thì bạn chỉ phải trả lại người kia 20 triệu đã nhận chứ không phải bồi thường. 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *