Thời gian nộp đơn đến khi được cấp bằng sáng chế là bao lâu?

Trong bài viết này, xin giấy phép sẽ phân tích một số vấn đề liên quan đến quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế mới nhất hiện nay và các vấn đề liên quan đến quy trình, thời gian cấp văn bằng và yêu cầu chuyển giao đổi với sáng chế:

Mục lục bài viết

1. Thời gian nộp đơn đến khi được cấp bằng sáng chế là bao lâu?

Kính chào Xin giấy phép, Em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Em là sinh viên năm cuối của trường ĐH Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh. Hiện tại em đang làm bài khóa luận tốt nghiệp về tài sản trí tuệ. Em có một vài thắc mắc mong anh/chị giải đáp giùm em với ạ.

Câu hỏi đầu tiên là từ khi nộp đơn xin cấp bằng sáng chế đến khi có câu trả lời của Cục SHTT có đồng ý cấp bằng sáng chế độc quyền là bao lâu?

Nếu trong khoảng thời gian đó, nếu có một doanh nghiệp khác đi vào sản xuất một sản phẩm tương tự như sản phẩm mình đăng ký độc quyền thì cách giải quyết ra sao?

Em rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư

Người thư: NT Việt

>>

Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế?

– Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:

– Căn cứ pháp lý:

Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn.

2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây:

a) Đối với sáng chế là mười hai tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn;…”

Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

“…2. Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn …”

Theo đó, thời gian kể từ ngày nộp đơn đến khi có câu trả lời đồng ý cấp bằng bảo hộ sáng chế là 31 tháng.

Khoản 1 điều 58: Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp

Khoản 3 điều 60: Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

Như vậy, nếu sau khi bạn nộp đơn đăng kí bảo hộ độc quyền sáng chế có một doanh nghiệp khác đi vào sản xuất sản phẩm tương tự sản phẩm mà bạn đăng kí độc quyền thì sáng chế của bạn vẫn không bị cọi là mất tính mới và vấn được có thể được cấp văn bằng bảo hộ bình thường.

Còn đối với công ty có sản xuất sản phẩm tương tự sản phẩm mà bạn đăng kí bảo hộ, bạn có thể yêu cầu công ty dừng sản xuất, nếu công ty không đồng ý bạn có thể nộp đơn yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp này công ty kia có thể bị xử lí tùy theo mức độ quy định tại nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Trân trọng./.

2. Thủ tục Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

Thưa luật sư, xin hỏi: Trường hợp nào thì sáng chế bắt buộc phải chuyển giao cho người khác ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Theo hướng dẫn của bộ khoa học công nghệ thì thủ tục này được thực hiện như sau:

1. Trình tự thực hiện:

– Tiếp nhận hồ sơ:

+ Đối với hồ sơ liên quan đến lĩnh vực an ninh quốc phòng, y tế, và các nhu cầu thiết yếu của xã hội: Hồ sơ yêu cầu gửi đến Bộ và các cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực liên quan.

+ Hồ sơ liên quan đến lĩnh vực khác: Hồ sơ yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Thẩm định hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ (yêu cầu ra quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế không có căn cứ xác đáng):

+ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo dự định từ chối (có nêu rõ lý do) để người nộp hồ sơ có ý kiến;

+ Nếu người nộp hồ sơ không có ý kiến hoặc có ý kiến không xác đáng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo từ chối buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế;

Trường hợp hồ sơ hợp lệ:

+ Yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền quyền sử dụng sáng chế liên quan đến lĩnh vực an ninh quốc phòng, y tế, an sinh xác hội và các nhu cầu thiết yếu của xã hội:

— Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ sao gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Cục Sở hữu trí tuệ);

— Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến;

— Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ gửi ý kiến phản hồi đối với ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ (nếu không đồng ý);

— Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

+ Yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế liên quan đến các trường hợp khác:

— Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo về yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc cho người nắm giữ độc quyền sáng chế và yêu cầu người đó có ý kiến bằng văn bản;

— Yêu cầu các bên thương thảo lại để ký hợp đồng chuyển giao (nếu cần thiết);

— Nếu các bên liên quan không đạt được thoả thuận, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

– Ghi nhận quyết định vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Qua bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

+ Tài liệu chứng minh yêu cầu ra quyết định buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là có căn cứ xác đáng theo quy định pháp luật;

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết: 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

h. Lệ phí:

– Lệ phí nộp hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (mỗi đối tượng): 500.000 đồng.

– Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (mỗi đối tượng): 1.000.000 đồng.

– Lệ phí cấp Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế: 300.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– Thông tư số 22/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài điện thoại, goi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký sáng chế

Thưa luật sư, xin hỏi: Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký sáng chế như thế nào ? Cảm ơn!

Trả lời:

Đơn đăng ký sáng chế được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau (Sơ đồ quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế):

a) Thẩm định hình thức:Là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ

hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

b) Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký CDĐL được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn nếu đơn không có ngày ưu tiên, hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sơm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục SHTT nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.Nội dung công bố đơn đăng ký sáng chế là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có).c) Yêu cầu thẩm định nội dung:Cục SHTT chỉ tiến hành thẩm định nội dung dơn đăng ký sáng chế khi có yêu cầu thẩm định nội dung của người nộp đơn hoặc của bất kỳ người thứ ba nào và người yêu cầu thẩm định phải nộp phí tra cứu và phí thẩm định nội dung theo quy định.Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế phải thể hiện bằng văn bản làm theo mẫu 03-YCTĐ quy định tại Phụ lục B của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hoặc được thể hiện trong tờ khai đơn đăng ký sáng chế.Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký sáng chế là 42 tháng kể từ ngày nộp đơn. Đối với đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì thời hạn yêu cầu thẩm định nội dung đơn là 36 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung có thể kéo dài, nhưng không quá 6 tháng nếu có lý do chính đáng.Nếu trong thời hạn quy định nêu trên,không có yêu cầu thẩm định nội dung đơn thì đơn đăng ký sáng chế được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó.d) Thẩm định nội dung:Thẩm định nội dung đơn là dánh giá khả năng được bảo hộ của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn theo cá điều kiện bảo hộ sáng chế (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp) và đánh giá lần lượt từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu bảo hộ).Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế là 18 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung (nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc kể từ ngày công bố đơn (nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố đơn)

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *