Thi hành án sẽ làm gì khi người thiếu nợ không có tiền trả cho chủ nợ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Cha tôi vay tiền của ông a 200tr lãi suất 5% tháng. ông không có tiền trả nên đã tự giận chết. chủ nợ thưa gia đình tôi bắt gia đình tôi phải trả nợ. khi đến tòa án bắt buộc mẹ tôi phải kí tên đồng ý trả nợ nên mẹ tôi đã ký tên hứa trả. sau đó thi hành án xuống nhà tôi bắt buộc mẹ tôi phải trả nợ.trong khi đó mẹ tôi không có tiền trả.

Sau đó thi hành án mời mẹ tôi và ông a lên để thỏa thuận về việc trả nợ. vậy xin hỏi luật sư mẹ tôi nên thỏa thuận như thế nào để không trả nợ. vì mẹ tôi bị bệnh tim không có làm nổi để trả nợ. gia đình thì gặp khó khăn không ai làm ra tiền để trả nợ ? 

Xin luật sư tư vấn dùm tôi. xin cám ơn

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của  

>> Luật sư tư vấn luật Dân sự về thi hành án trực tuyến, gọi:

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Thứ nhất, xác định chủ thể có nghĩa vụ trả nợ

Để xác định bạn cần xem xét về mục đích bố bạn vay tiền. Việc trả nợ đối với những khoản vay phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại điều như sau:

” Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Như vậy, nếu khoản vay này bố bạn thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 30, điều 24, điều 25 và điều 26 Luật hôn nhân và gia đình thì mẹ bạn mới phát sinh trách nhiệm liên đới trong việc trả nợ. Nếu không thuộc giao dịch trên thì mẹ bạn không có trách nhiệm liên đới trong việc trả nợ mà có quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi cưỡng ép thỏa thuận dân sự của tòa án. Và có quyền kháng cáo bản án đã có hiệu lực pháp luật trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực.

Thứ hai, Về thủ tục thi hành án dân sự

Về điều kiện thi hành án dân sự được quy định là :”  Có điều kiện thi hành án là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án.”

Như vậy, với trường hợp này, có hai trường hợp cần xem xét như sau:

Trường hợp 1: Bản án có hiệu lực pháp luật chỉ đề cập đến nghĩa vụ trả nợ của mẹ bạn

Theo quy định tại điều 44a văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự thì chỉ trong một số trường hợp mẹ bạn mới được xác định là không có điều kiện thi hành án. Cụ thể:

” Điều 44a. Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án34

1. Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;

b) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;

c) Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.

2. Thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”

Theo đó, khoản 4 điều 9 thì:

” 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh.

Sau khi có quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án.

5. Cơ quan thi hành án dân sự chuyển sang sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có điều kiện thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi có đủ các điều kiện sau:

a) Đã hết thời hạn 02 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án;

b) Đã xác minh ít nhất hai lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự;

c) Không có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

6. Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc thi hành án.”

Như vậy, nếu nhận thấy mẹ bạn không có điều kiện thi hành án thì mẹ bạn nên cung cấp thông tin này để được xem xét.

Trường hợp 2: Bản án có đề cập đến nội dung liên quan đến nghĩa vụ của bố bạn thì phần di sản thừa kế của bố bạn sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của những người hưởng di sản theo quy định tại bộ luật dân sự như sau:

” Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Như vậy, gia đình bạn nên xem xét cụ thể và chi tiết hơn để đưa ra được biện pháp tốt nhất khi thỏa thuận

III. Bài viết tham khảo thêm:

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Thi hành án sẽ làm gì khi người thiếu nợ không có tiền trả cho chủ nợ. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi số:   để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *