Theo luật giao thông thì đi ngược chiều sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mỗi một cá nhân trong ngày ít nhất sẽ tham gia giao thông một hoặc nhiều lần, quan hệ giao thông và xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ diễn ra khá phổ biến. xin giấy phép tư vấn và giải đáp các quy định của pháp luật giao thông đường bộ:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau: 

1. Cơ sở pháp lý:

 ()

nghị định sửa đổi bổ sung nghị định 171/2013/NĐ-CP

2. Nội dung tư vấn:

em chào luật sư! Em rất mong luật sư tư vấn giúp em.Em điều khiển xe moto đi ngược chiều thì mức phạt là bao nhiêu.Em có gặp 3 anh cảnh sát mặc quân phục màu xanh và không anh nào gặp dân chào cả mà chỉ lập biên bản rồi cho e ký và giữ lại bằng lái xe.Em không thấy các anh đưa biên bản cho em vậy em làm cách nào để lấy lại được bằng lái xe ak.em cám ơn ak.

 Thứ nhất về mức phạt đối với người điều khiển xe moto đi ngược chiều được quy định tại điều 6 nghị định 171/2013/NĐ-CPnhư sau:

” Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

……………………………………………

4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

……………………………………………..

i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;”

Theo đó với hành vi đi ngược chiều bạn bị phạt từ 200 đến 400.000 đồng.

Thứ hai là về việc bên cảnh sát giao thông không đưa biên bản cho bạn thì đây việc làm không đúng vì theo quy định của luật 2012 thì phải được làm đúng theo quy định tại Điều 58 như sau:

” Điều 58. Lập

…………………………………………………..

3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”

Theo đó cảnh sát giao thông phải giao 1 biên bản cho bạn, bên cạnh đó nếu mức phạt bên cảnh sát đưa ra cho bạn từ 250.000 đồng trở xuống thì họ không được lập biên bản xử phạt mà phải ra quyết định xử phạt tại chỗ luôn. Bạn có thể đến cơ quan giao thông để yêu cầu họ giải quyết cho mình.

Chào Luật sư! Tôi lái xe ô tô mà đi qua 1 phần đường bên kia đồng thời có xe máy đi ngược chiều mà say rượu tung vào xe tôi. Nhờ luật sư tư vấn dùm và đưa ra hướng giải quyết, mức độ vi phạm của mỗi bên thế nào? Trân trọng cảm ơn!

Vấn đề bồi thường trong trường hợp này thì phụ thuộc và mức độ lỗi của hai bên trong việc gây ra tai nạn này, việc này còn phụ thuộc vào kiến thức chuyên môn về giao thông đường bộ nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác cho bạn được là bạn có lỗi hay không, thông thường việc xác định lỗi này sẽ được căn cứ vào quyết định của công an giao thông sau khi tiến hành đo đạc hiện trường

Về nguyên tắc bồi thường thì được quy định trong Bộ luật dân sự như sau:

” Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Việc bồi thường trên sẽ được thực hiện tương ứng với mức độ lỗi của hai bên. Nếu lỗi hoàn toàn do bạn thì bạn phải tiến hành bồi thường toàn bộ, còn nếu bạn không có lỗi thì bạn không phải bồi thường, trường hợp cả hai bên đều có lỗi thì bạn sẽ bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình.

Chào luật sư người đi xe máy đi ngược chiều với xe tải của em người đó bị người đó đang trong tình trạng say rượu muốn vượt làn xe hơi nên đâm thẳng vào đầu xe của em , người đó bị thương bị thương rất nặng hiện đang trong tình trạng cấp cứu lỗi sai là của bên người đi xe máy nhưng bên em có phải chịu trách nhiệm hình sự hay có bị phạt tiền gì không? Em mong luật sư phản hồi sớm ! Cảm ơn !

 Trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi bạn có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường như sau:

” Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Việc xảy ra tai nạn không phải do bạn không vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên trong trong trường hợp này vì bạn điều khiển xe tải thì được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ, bạn phải bồi thương cho bên có thiệt hại ngay cả khi bạn không có lỗi theo quy định sau:

” Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Mức bồi thường được xác định theo như quy định trên.

Vi phạm luật giao thông Cho em hỏi. Ngày 2/12/2015 em có đi ngược chiều ở khu vực vành đai khu công nghiệp. Cảnh sát cơ động thu bằng lái xe và giấy phép lái xe của em là đúng hay sai? Cho em hỏi thời gian quy định đóng phạt là bao nhiêu ngày? Nếu quá thời gian quy định thì có sao không ạ? Mức phạt 200.000 đến 400.000đ được áp dụng cụ thể từng đối tượng như thế nào ạ? Nếu em chưa nộp phạt em có được tham gia giao thông không?

 Theo quy định tại điểm i khoản 4 điều 6 như ở trên thì đối với những người điều khiển xe moto, xe máy mà đi ngược chiều trên đường một chiều thì bị phạt từ 200.000 đến 400.000 việc quyết định mức phạt cụ thể là bao nhiêu trong khoản này thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm của bạn thì cảnh sát giao thông sẽ ra một mức phạt cụ thể cho bạn.

Về việc giữ giấy phép lái xe thì theo như phân tích ở trên nếu mức phạt của bạn trên 250.000 đồng thì người xử phạt phải tiến hành lập biên bản xử phạt cho bạn và bên cạnh đó theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:

” Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

…………………………………………………………………………………………………………………………….

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Theo đó việc họ giữ bằng lái xe của bạn xong khi lập biên bản cho bạn là đúng, và bạn sẽ được trả lại sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt. Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 thì sau khi lập biên bản xử phạt xong thì trong vòng 7 ngày người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định . Bạn phải đến địa điểm như trong văn bản để được nhận quyết định xử phạt và tiến hành nộp phạt và theo quy định tại khoản 2 ĐIều 5 Thông tư 45/2014/TT-BCA thì bạn có thể đến trước ngày hẹn có người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm giải quyết cho bạn. 

Lưu ý: Biên bản chỉ có tác dụng thay thế GPLX (đã bị tạm giữ) trong thời hạn hẹn đến xử lý ghi trong biên bản (trừ trường hợp lỗi ghi trong biên bản có hình thức xử phạt tước GPLX). Quá ngày hẹn mà bạn bị bắt vì vi phạm giao thông nữa thì dù có trình biên bản này ra thì vẫn bị xử lý thêm lỗi “Không có GPLX”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn luật Hình sự – Công ty luật Minh KHuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *