Thế nào là đồng phạm? Căn cứ vào đâu để xác định vụ án đồng phạm?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đồng phạm là gì? Dựa trên những căn cứ pháp lý nào để xác định một hành vi là đồng phạm? Và người đồng phạm có bị phạt, bị truy tố trách nhiệm hình sự hay không? và một số vấn đề pháp lý liên quan sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thế nào là đồng phạm ? Căn cứ vào đâu để xác định vụ án đồng phạm ?

Khái niệm đồng phạm được quy định tại khoản 1 Điều 17 , : “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Muốn xác định vụ án xảy ra là đồng phạm thì phải dựa vào những căn cứ về khách quan và chủ quan.

1.1. Căn cứ khách quan

Căn cứ vào số lượng người tham gia trong vụ án, căn cứ vào tính liên kết về hành vi cùng thực hiện một tội phạm, căn cứ vào hậu của do vụ án đồng phạm gây ra.

– Căn cứ và số lượng người trong vụ án: Điều 17 quy định trong vụ án đồng phạm phải có từ hai người trở lên, những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ theo quy định của Bộ luật Hình sự.

– Căn cứ vào tính liên kết về hành vi: Những người trong vụ án đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi, nói cách khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia. Hành vi của tất cả những người trong vụ án đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại chung của tội phạm.

– Căn cứ vào hậu quả tác hại: Hậu quả tác hại do tội phạm gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đề là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại. Đây là đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm.

Thế nào là đồng phạm ? Căn cứ vào đâu để xác định vụ án đồng phạm ?

:

1.2. Căn cứ chủ quan

Tất cả những người trong vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Tất cả họ đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ án đềy nguy hiểm cho xã hội. Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hành vi của mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng phạm là nguy hiểm, thấy trước hành vi của tất cả những người đòng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại. Vụ án có yếu tố đồng phạm khác vụ án thông thường do một người thực hiện ở những điểm sau đây:

– Vụ án có yếu tố đồng phạm có hai người trở lên, còn vụ án khác chỉ có một người thực hiện.

– Thông thường vụ án đồng phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm hơn vụ án do một người thực hiện.

– Vụ án đồng phạm có hình thức lỗii cố ý, còn vụ án do một người thực hiện có thể cố ý hoặc vô ý.

– Hành vi của những người trong vụ án đồng phạm có sự liên kết chặt chẽ để cùng thực hiện một tội phạm, còn hành vi của người phạm tội đơn lẻ không liên kết với ai.

– Hậu quả tác hại trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra, hậu quả tác hại trong vụ án do một người thực hiện là hậu quả riêng do chính hành vi của người đó gây ra.

2. Quyết định hình phạt đối với đồng phạm ?

Chào Luật sư Minh Khuê, xin hỏi: Tôi muốn hỏi tội danh đồng phạm cướp tài sản thì chịu mức án như thế nào ạ ?

Chân thành cảm ơn luật sư.

:

Khung hình phạt của tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 như sau:

Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm , thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Bên cạnh đó, việc quyết định hình phạt đối với đồng phạm được quy định tại Điều 58 như sau:

Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”

Như vậy, mức án cho mỗi đồng phạm được quyết định dựa trên nhiều yếu tố. Bạn cần xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan quy định tại Điều 58 nêu trên để xác định rõ hơn trách nhiệm hình sự với mỗi đồng phạm.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Đồng phạm là gì ? Khái niệm đồng phạm ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Trong 1 vụ hôi bia thì những người hôi bia không phải đồng phạm nhưng nếu có 1 người đứng ra hô hào, kích động làm những người chưa có ý định hôi bia cũng thực hiện hôi bia với người khác thì có phải là thực hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm không? Nếu có thì người hô hào đó là người giúp sức hay người xúi giục?

Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Điều 17 quy định:

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Theo quan điểm của chúng tôi, người hô hào và những người nghe theo lời hô hào đó, thực hiện hôi bia là những người đồng phạm. Trong đó, người hô hào hôi bia là người xúi giục và người nghe theo lời kích động đó là những người thực hành.

4. Mức án phạt tù đối với từng đồng phạm ?

Kính chào luật sư tôi có một vấn đề mong luật sư tư vấn giúp. Quy định của pháp luật về mức án tù đối với từng loại đồng phạm. Xin hỏi trong trường hợp đi hát karaoke uống rượu say, do mâu thuẫn tự phát, 3 người cùng tham gia đánh 1 người, khi đi viện được 2 ngày thì người bị đánh chết.

Trong 3 người đó, 1 người cầm chai đập vào đầu làm người kia gục xuống, còn 2 người còn lại tham gia đấm đá. Theo luật hình sự thì mức án là phạt tù từ 12 – 30 năm. Xin hỏi mức án cụ thể đối với từng người như thế nào ?

Người hỏi: C.K

>> :

Trả lời:

Trường hợp này, có thể phạm vào 1 trong 2 tội:

– Tội dẫn đến chết người theo khoản 5 Điều 134 : khung hình phạt là từ 10 năm đến 15 năm.

– Tội quy định tại Điều 123 .

Theo đó, khung hình phạt của hai tội như sau:

“Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

“Điều 134. Tội hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.”

Theo đó, trong trường hợp bạn nói có thể cho rằng đây là đồng phạm. Vậy để quyết định mức án cho mỗi người, Tòa án sẽ dựa vào những tình tiết thực tế để ra quyết định. (Căn cứ vào điều 58 )

Trên đây là những tư vấn của công ty chúng tôi, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ luật sư/ chuyên viên tư vấn trực tiếp qua tổng đài 24/7: để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *