Thế nào là cho vay nặng lãi ? hành vi cho vay nặng lại bị xử lý như thế nào ?

Hiện nay, hành vi cho vay nặng lãi đang diễn biến phức tạp, có tổ chức, hoạt động nguy hiểm dưới dạng xã hội đen, sẵn sàng xử dụng vũ lực, ép buộc, đe dọa con nợ. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định về xử lý hành vi này như thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thế nào là cho vay nặng lãi ? hành vi cho vay nặng lại bị xử lý như thế nào ?

Xin giấy phép giải đáp thắc mắc về hành vi cho vay nặng lãi và những vấn đề pháp lý liên quan:

Thế nào là cho vay nặng lãi ? hành vi cho vay nặng lại bị xử lý như thế nào ?

Luật sư tư vấn quy định pháp luật về hành vi cho vay nặng lãi, gọi ngay:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Khoản 1 Điều 476 có quy định về lãi suất vay như sau:

Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”.

Theo , kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/ năm.

Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/ năm

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 :12 = 1,125%/tháng.

quy định:

“Điều 11. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:


d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.”

Bộ luật hình sự quy định:

“Điều 163. Tội cho vay lãi nặng

1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Chào luật sư, xin hỏi: Gia đình tôi có vay của một người số tiền 200.000.000 mỗi ngày tôi phải đóng tiền lãi là 300.000 như vậy có phải là cho vai nặng lãi hay không? Trong khi đó người đó đang giữ bằng phán nhà của tôi. Cảm ơn!

>> Lúc này lãi suất là 0,15%/tháng nên không phải là cho vay nặng lãi.

Thưa luật sư, xin Luật sư cho em hỏi là: Cho vay tiền lãi 10% /tháng. Mang tính chất chuyên nghiệp có phải là cho vay nặng lãi không ? Cảm ơn!

>> Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 :12 = 1,125%/tháng. Nên cho vay với lãi suất 10%/tháng không vượt quá 10 lần lãi suất tối đa quy đinh nên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính chứ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thưa luật sư, xin hỏi: Chồng tôi tự ý mang sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng để làm hợp đồng thê´ chấp với người khác, mức lãi suất là 10%/tháng đến nay không có khả năng chi trả, chủ nợ lại tìm đến tôi thì tôi mới biết, tôi thấy mức lãi suất quá cao vaˋ số nợ quá lớn trong hoàn cảnh hiện tại của tôi, tôi có quyền yêu cầu họ trả lại giấy tờ cho tôi và đề mong muốn trả phần gốc thôi, nếu họ không đồng ý tôi có quyền xin tòa án giúp đỡ hay không? Cảm ơn!

>> Bạn có thể khởi kiện lên Tòa án yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu vì giao dịch này chỉ có chồng bạn mang sổ đỏ đi thế chấp khi chưa được sự đồng ý của bạn. Lúc này khi giao dịch dân sự vô hiệu thì hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận tức là bên kia trả sổ đỏ cho gia đình bạn, gia đình bạn phải trả lại số tiền đã mượn.

Thưa luật sư, Em có vay bên công ty tài chính F với số tiền là 30.000.000, thời gian 24 tháng, mỗi tháng trả 2738.000, khi tư vấn nhân viên có nói là lãi suất chỉ 4%1tháng, nhưng khi nhận hợp đồng thì em thấy lãi suất là 6,17%/1tháng, tính ra là 74,4%/năm, hiện em đã trả được 6 tháng, vậy nhờ luật sư tư vấn giúp em có nên tiếp tục thanh toán nữa không,vì em thấy lãi suất quá cao, em phải làm như thế nào?

>> Lãi suất này đã quá mức lãi suất tối đa do Nhà nước quy định nên bạn không nên tiếp tục trả nữa, tuy nhiên bạn phải thỏa thuận với phía ngân hàng, bạn không nên đơn phương không thanh toán nữa vì nó sẽ làm vi phạm hợp đồng.

Thưa luật sư, xin hỏi: cách đây một năm tôi có mua một chiếc điện thoại trả góp.qua công ty tài chính HC. trong hợp đồng có ghi rõ là lãi suất 7.09%/1tháng. tôi muấn nhờ luật sư giải thích giúp xem lãi suất như vậy có cao qúa qui định của luật ngân hàng.và bản hợp đồng đấy có vi phạp pháp luật không.nếu họ có vi phạm thì tôi sẽ phải làm thế nào để đòi lại tiền.hiện bây giờ tôi còn nợ họ một tháng cuối cùng nữa ? Tôi rất mong luật sư hãy giúp đỡ.

=> Lãi suất 7,09%/tháng đã quá mức lãi suất tối đa quy định. Vì thế bản hợp đồng này vi phạm, bạn có thể gửi đơn trình báo lên cơ quan công an dể xử phạt vi phạm hành chính với công ty HC về hành vi cho vay quá mức lãi suất tối đa.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Cách xác định các trường hợp cho vay nặng lãi và hướng xử lý như thế nào ?

Chào Xin giấy phép! Tôi có mượn bên tài chính homeredit số tiền 20.000.000 đồng, lãi và gốc cho 17 tháng với tổng số tiền đã đóng lên đến 43.600.000 đồng còn 1 tháng nữa là hết hợp đồng số tiền phải đóng 2.586.000 đồng nhưng tôi thấy số tiền mình mượn và trả đã chênh lệch rất nhiều nên tôi không đóng nữa bên ngân hàng cho người gọi điện làm phiền cả ngày lẫn đêm còn dọa thưa ra chính quyền xin luật sư tư vấn dùm như vầy tôi co thể bị gì không?

Cảm ơn luật sư!

Nhận biết vay nặng lãi và hướng xử lý

Trả lời:

Theo quy định của thì quan hệ hợp đồng vay tài sản sẽ được xác lập trên cơ sở của việc vay mượn giữa các cá nhân với nhau, được quy định cụ thể tại Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 471. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về lãi suất như sau:

“Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có mượn bên tài chính homeredit số tiền 20.000.000 đồng, lãi và gốc cho 17 tháng với tổng số tiền đã đóng lên đến 43.600.000 đồng còn 1 tháng nữa là hết hợp đồng số tiền phải đóng 2.586.000 đồng. Tuy nhiên bạn lại không nói rõ là homeredit cho bạn vay với lãi suất bao nhiêu. Do đó từ số tiền bạn vay là 20.000.000 đồng có thể suy ra tổng tiền lãi bạn phải trả cho 17 tháng là 26.186.000 đồng. Điều đó đồng nghĩa với số tiền lãi khoảng trên 51.000 đồng mỗi ngày, từ đó có thể thấy lãi suất của homeredit vẫn thấp và Điều 91 quy định về lãi suất của các tổ chức tín dụng như sau:

“Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng

1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.”

Như vậy có thể khẳng định homeredit đã đưa ra mức lãi suất theo quy định mà không phải là cho vay nặng lãi theo như Điều 163 quy định:

“Điều 163. Tội cho vay lãi nặng

1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Theo quy định của điều luật trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên.

Thứ hai: Có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Vì thời hạn bạn vay là 17 tháng nên số tiền bạn mượn và trả chênh lệch như vậy không có gì là lạ nên bạn không đóng nữa bên ngân hàng cho người gọi điện làm phiền cả ngày lẫn đêm còn dọa thưa ra chính quyền là đúng và khi đó bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm dân sự, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy bạn nên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Người vay nặng lãi tự tử vì bị đòi nợ thì xử lý như thế nào?

Thưa luật sư! Em có câu hỏi mong được giải đáp: nhà em có đứa em trai đi vay của bọn cho vay nặng lãi từ đầu năm 2016, đến vừa rồi thì gia đình em mới biết vì bọn cho vay đến nhà em và có nói chuyện với mẹ em về số tiền mà em trai của em vay ở cửa hàng của chúng nó số tiền gốc em hỏi thì được biết là em trai của em vay 60 triệu. và có để lại 1 số những viên đá quý mà em của em mua trị giá 70-80 triệu nhưng không viết giấy tờ về chỗ đá quý đấy mà chỉ viết giấy vay tiền. Chúng qua nhà em 4,5 lần mà lần nào mẹ em gần 80 tuổi cũng sợ run rầy thì em trai của em quyết định gọi cho chúng nó và xin trả 1 tháng 8-10triệu nhưng chúng nó không đồng ý và vẫn bắt em của em và người nhà phải lo tiền cục chứ chúng nó không cho trả dần.

Nhà em không thể vay mượn được số tiền đó để trả,chúng nó vẫn đến nhà em và sang nhà vợ của đứa em trai em để dọa thế này thế kia gây áp lực. Cuối cùng em trai của em quyết định đi gặp chúng nó để xin trả gốc và cho phương án trả dần. ngày hôm đấy em trai em gọi cho một trong những thằng đòi nợ thuê ( em trai em bảo không biết người đấy và cũng không vay người đấy ) khi em trai em đến cửa hàng thì 10 phút sau 2,3 người đến và bắt đầu chửi đủ mọi thứ và đe dọa và bắt em của em gọi về cho mẹ và anh để lên báo lãnh số tiền đó thì chúng nó mới cho em của em về , em trai em đã xin là trả thành 130 triệu cả gốc và lãi nhưng một tháng chỉ trả được 6 triệu nhưng chúng nó cũng không nghe.

Sau nhiều lần ép và có đánh đấm để bắt gọi điện cho người nhà lên nhận số nợ và bảo lãnh nhưng em của em không gọi.chúng đã giữ em em ở đấy 5tiếng mới cho về với điều kiện là về để đi xoay tiến về trả cho chúng nó ,đến chiều tối hôm sau mà không có tiền thì chúng nó dọa đổ cứt vào nhà em và nhà vợ của em trai em và nói có ý dọa bắt cóc đứa cháu em. Em của em về nhà được 3 ngày nó không chịu được nó đã tự tử và viết lại những gì bọn kia đã dồn nó vào đường cùng,em của em để lại những tin nhắn và 2 cuộc ghi âm nói chuyên với chúng nó liên quan đến việc vay tiền và xin khất nợ nhà em đang rất bối rối không biết làm thế nào?

Mong hãy tư ván giúp em! Trân trọng!

Người vay nặng lãi tự tử vì bị đòi nợ thì xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn luật hình sự về tội cho vay nặng lãi, gọi:

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 163 :

Điều 163. Tội cho vay lãi nặng

1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Do đó, cho vay nặng lãi đã là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự và có thể bị truy cứu tách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, không chỉ có hành vi cho vay lãi nặng, những người của tổ chức cho vay này còn có những hành vi đe dọa, ép buộc, bắt người, nhục mạ người vay nợ và gia đình họ đến mức họ phải tự tử. Theo quy định tại Điều 100 BLHS:

“Điều 100. Tội bức tử

1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.”

Theo đó, quan điểm của các nhà làm luật khi gải thích về mối quan hệ “lệ thuộc” là các mối quan hệ về hôn nhân, người có nghĩa vụ cấp dưỡng với người được cấp dưỡng và các mối quan hệ khác về kinh tế. Ở đây, giữa em trai bạn và tổ chức cho vay nặng lãi có mối quan hệ lệ thuộc về mặt kinh tế đó là con nợ và chủ nợ. Do đó, việc chủ nợ có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp và làm nhục con nợ làm cho con nợ tự sát đã cấu thành tội phạm “tội bức tử”.

Để có thể đòi lại công bằng cho em trai của bạn và buộc người có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự, bạn phải thực hiện việc tố giác tội phạm. Theo quy định tại Điều 101 :

Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm

Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.” Theo đó, bạn có thể trình báo với cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ và nộp lại các chứng cớ theo yêu cấu để cơ quan công an điều tra, xác minh sự việc.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Vi phạm hợp đồng cho vay nặng lãi ?

Xin chào Luật sư, em có câu hỏi muốn được tư vấn như sau: Nhà em cho người ta vay 2 tỷ đồng với lãi suất 2000 đồng 1 triệu một ngày.

Đã hai tháng nay nhà em đã không lấy lãi nữa chỉ lấy tiền gốc thôi nhưng họ vẫn không chịu trả tiền bây giờ nhà em có thể kiện người ta không và nhà em có bị coi là cho vay nặng lãi không. Nếu kiện được thì nhà em phải làm như thế nào trong khi đó nhà e chỉ viết giấy và họ ký tên vào thôi ạ ?

Xin cảm ơn!

Người vay nặng lãi tự tử vì bị đòi nợ ?

:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp xin tư vấn như sau:

Thứ nhất về trường hợp bạn có thể kiện không khi chỉ có giấy cho vay có chữ kí của người vay.

Theo quy định tại Điều 471 :

“Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Bộ luật Dân sự không yêu cầu cụ thể về hình thức của hợp đồng vay tài sản, do đó giao dịch vay tài sản có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Theo đó, giấy vay tiền được viết giữa hai bạn được coi là bằng chứng chứng minh giữa hai bên đã có thỏa thuận vay tiền và hai bên có quyền, nghĩa vụ như đã thỏa thuận theo giấy vay tiền đó và theo quy định của pháp luật. Nếu đã đến hạn trả nợ thì bạn có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ trả nợ nếu bên vay không trả thì bạn có thể làm đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú để yêu cầu giải quyết. Trước hết bạn phải làm đơn khởi kiện với các nội dung sau (theo Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự):

Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

– Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

– Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

– Tên, địa chỉ của người bị kiện;

– Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Trong trường hợp của bạn, tài liệu ở đây chính là giấy vay tiền viết tay giữa hai bên. Bạn có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

– Nộp trực tiếp tại Toà án;

– Gửi đến Toà án qua bưu điện.

Thứ hai: nhà bạn có bị coi là cho vay nặng lãi không.

Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”.

Về lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, tại Điều 1 Quyết định 2868/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm . Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/năm và lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 : 12 = 1,125%/tháng.

Theo khoản 1 điều 163 :

Điều 163. Tội cho vay lãi nặng

1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

Như vậy nhà bạn cho người ta vay 2 tỷ đồng với lãi suất 2000 đồng 1 triệu một ngày. Tức là một ngày người đó phải trả cho bạn 4 triệu đồng tiền lãi, một tháng sẽ là 120 triệu tiền lãi, như vậy lãi suất cho vay của gia đình bạn là 6%/tháng chỉ cao gấp hơn 5 lần so với mức lãi suất cao nhất mà pháp quy định, như vậy gia. Vì vậy nhà bạn không bị coi là cho vay nặng lãi. Tuy nhiên hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm d, khoản 3, điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Có thể khởi kiện người cho vay nặng lãi ?

Thưa luật sư, Con muốn tư vấn về vấn đề khởi kiện người cho vay nặng lãi, mẹ con có mượn bà A một số tiền là 5 triệu đồng mỗi ngày trả lãi là 75 ngàn đồng, 1 tháng là 2 triệu 250 ngàn tiền lãi.

Luật sư cho con hỏi bà A có vi phạm pháp luật về việc cho vay nặng lãi không. Theo quy định của nhà nước thì mức lãi suất tối đa hàng tháng mẹ con phải trả là bao nhiêu ạ? Nếu con muốn khởi kiện thì cần chuẩn bị hồ sơ gì ạ ?

Con xin chân thành cảm ơn Luật sư ạ !

Có thể khởi kiện người cho vay nặng lãi ?

Luật sư trả lời:

quy định về mức lãi suất khi cho vay như sau:

Điều 468: Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy mức lãi suất mà BLDS quy định là 20%/năm, tương đương 1.66%/tháng. Nếu trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì lãi suất cũng chỉ được ở mức bằng 50% mức cao nhất 20% mà thôi.

Bạn vay 5 triệu, như vậy số tiền lãi hàng tháng sẽ được tính như sau = 1.66% của 5 triệu đồng = 83 nghìn đồng. Như vậy mức lãi suất 1 tháng là 2 triệu 250 nghìn tiền lãi là vượt quá mức quy định của pháp luật. Bạn hoàn toàn có quyền kiện bên cho vay về hành vi cho vay với mức lãi suất cao hơn quy định của pháp luật.

Thủ tục khởi kiện: nộp hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện nơi người cho vay cư trú gồm:

– Tài liệu chứng minh về việc cho vay nặng lãi

– Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi tới số: để được giải đáp. Trân trọng./.

6. Khởi kiện cho vay nặng lãi được không ?

Xin giấy phép giải đáp các thắc mắc về mức xử phạt với hành vi cho vay nặng lãi theo quy định hiện nay:

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 476 có quy định về lãi suất vay như sau: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Theo , kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/ năm.

Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/ năm

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 :12 = 1,125%/tháng.

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 11. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:


d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.”

() quy định:

“Điều 163. Tội cho vay lãi nặng

1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Thưa luật sư, xin hỏi: Năm 2014 tôi có vay của 1 người số tiền 18 trieu đồng, lai suất 12.000đ/ngày. tôi vẫn đóng lời đầy đu. đã tra tiến lãi khoảng 40.000.000đ. co khi trê hẹn tôi phải cộng lãi thành vốn. Sau đó còn vay thêm 20.000.000đ nữa. Đến cuối năm 2015 chủ cho vay yêu cầu tôi viết giấy mượn tiền tổng cộng 70.000.000đ. Hen qua tết trả và cho chính quyền ấp xác nhận. nay tôi không có khả năng chi trả số tiền trên. Tôi có thẻ làm hồ sơ kiện tội cho vay nặng lãi được không?

>> Lãi suất là 12.000/ngày tương ứng với 360.000/tháng ứng với mức lãi suất 2%/tháng. Lúc này bạn chỉ có thể trình báo với cơ quan công an về hành vi cho vay nặng lãi của người này thì người đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, số tiền lãi áp dụng sẽ áp dụng với mức 1,125%/tháng. Mức lãi suất 2%/tháng chưa đủ để cấu thành tội phạm hình sự.

Thưa luật sư, xin hỏi: em gửi thông tin về soạn thảo hợp đồng – Nên để tên người cho vay là cá nhân : HNH – Bên vay sẽ gồm : người bảo lãnh và người lao động đi Nhật – Nội dung sẽ là: Người lao động và gia đình người lao động vay 4.500 USD của anh H, lãi suất 0% . Số tiền này sẽ được thanh toán dần trong 09 tháng kể từ ngày nhận tháng lương đầu tiên tại Công ty bên Nhật Bản . Sau 09 tháng , vẫn chưa thanh toán hết số tiền trên thì anh H sẽ tính lãi suất.- Vậy : anh sẽ quy đổi ra tiền VND trong hợp đồng luôn hay là quy đổi theo tỷ giá ngày trả tiền nợ. Và lãi suất cho vay như vậy thì lãi suất bao nhiêu là hợp pháp và theo lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước ?

>> Lãi suất hợp pháp là Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 :12 = 1,125%/tháng.

Trường hợp quy định trong hợp đồng thì quy đổi ra tiền VNĐ luôn.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em có cho người ta vay cá nhân với lãi suất 15%/tháng với thỏa thuận theo hợp đồng của công ty mình. Với mức lãi như vậy lỡ có kiện cáo gì thì Em có vi phạm gì không ?

Với mức lãi suất là 15%/tháng thì đã quá 10 lần lãi suất tối đa mà pháp luật quy định nen nếu bị khởi kiện bạn có thể bị truy cứu trách nhiệ hình sự.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có vay một số tiền là 15 triệu đồng tiền lãi phải trả cho một tháng là 3 triệu đồng tương ứng 1 triệu đồng tiền lãi là 200 ngàn hiện nay tôi k có khả năng trả nợ, chủ nợ nhắn tin rồi gọi điện thoại đe dọa tôi là sẽ kiện tôi ra tòa vì không trả tiền cho họ. Tôi có hẹn họ sẽ trả dần mỗi ít trong tháng nhưng họ không đồng ý .Vậy người cho vay có bị tội cho vay nặng lãi hay không và họ có quyền được kiện tôi ra tòa không ?

=> Mức lãi suất lúc này là 20%/tháng nên nếu họ khởi kiẹn bạn ra tòa vì không trả tiền thì bản thân họ cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội cho vay nặng lãi.

Thưa luật sư, xin hỏi: Gia đình chúng tôi có vay của ông A 50.000.000 Mỗi ngày chúng tôi phải đóng 500.000 tiền lời cho ông A Vậy với số tiền lời mỗi tháng gia đình tôi đóng 15.000.000đ 1 tháng có được tính là cho vay nặng lãi không? Thời gian gần đây ông A có hành vi hâm dọa mạng sống của từng thành viên trong gia đình tôi, nói rằng sẽ cho xã hội đen thanh toán nếu chúng tôi trễ tiền lời dù chỉ 1 ngày. Vậy giờ gia đình chúng tôi phải như thế nào?

=> Trường hợp này là ông A đã phạm vào tội cho vay nặng lãi, cùng với hành vi đe dọa gia đình bạn. Bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc làm đơn tố cáo lên cơ quan công an về hành vi của ông A để bảo vệ quyền lợi của mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *