Thế nào là bí mật kinh doanh và bảo vệ bí mật kinh doanh như thế nào ?

Có thể khẳng định “Bí mật kinh doanh” đối với mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng các phương thức chặt chẽ và an toàn nhất để bảo vệ chúng. Bí mật kinh doanh bị bại lộ có thể làm mất lợi thế cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp. Vậy cần bảo vệ bí mật kinh doanh như thế nào ?

Mục lục bài viết

1. Bí mật kinh doanh là gì ? Bảo vệ bí mật kinh doanh như thế nào ?

Thưa luật sư, tôi muốn biết Thế nào là bí mật kinh doanh và bảo vệ bí mật kinh doanh như thế nào ? Cảm ơn!

Trả lời:

Thế nào là bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Không phải là hiểu biết thông thường.

Khi sử dụng trong kinh doanh tạo cho người nắm giữ thông tin có lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.

Được chủ thông tin bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được (Điều 84 , ).

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Bí mật kinh doanh bị lộ nên xử lý thế nào?

Thưa luật sư, xin hỏi: Bí mật kinh doanh bị lộ, xử lý thế nào để hợp pháp ? Cảm ơn!

Trả lời:

Thông tin có đủ các điều kiện sau đây được xem là bí mật kinh doanh:

Những thông tin đó không phải là hiểu biết thông thường và có khả năng áp dụng trong kinh doanh; khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;

Những thông tin trên được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bị cấm bao gồm:

Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó.

Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh.

Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.

Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm.

Xâm phạm bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bị xử lí như sau:

Người vi phạm thực hiện một trong các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu:

Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

Những thông tin quan trọng của doanh nghiệp bị tiết lộ, cung cấp cho đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Doanh nghiệp cần có những biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh như đề phòng người lao động sử dụng máy ảnh, điện thoại, thiết bị lưu trữ gắn ngoài khi nhân viên tiếp cận với các thông tin bí mật; Các phòng lưu trữ thông tin mật cũng nênxác minh thẻ của người lao động khi ra vào phòng này; Doanh nghiệp cần quản lý email ra vào của người lao động để tránh rò rỉ thông tin, ảnh hưởng xấu đến công ty.

Khi tuyển dụng, doanh nghiệp cũng cần kiểm tra kỹ thông tin của người lao động nhằm để phòng người đó là gián điệp của doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

3. Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh ?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là quyền của tổ chức, cá nhân đối với một tài sản trí tuệ. Vì thế nó có những đặc trưng giống với quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng khác của sở hữu trí tuệ như: tính chất vô hình của đối tượng, phạm vi và mức độ bảo hộ ngày càng được mở rộng và có tính lãnh thổ…

Tuy nhiên, bí mật kinh doanh có những đặc điểm riêng biệt, khác với các đối tượng khác. Do vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng như sau:

Thứ nhất, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là một quyền có tính thực tế của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh.

Cơ sở của quyền này là sự độc quyền thực tế của chủ thể quyền đối với một tập hợp thông tin nhất định. Mặt khác, sự bảo vệ quyền chủ thể gần như phụ thuộc vào sự toàn diện và hiệu quả của các biện pháp mà chủ thể quyền áp dụng để bảo vệ sự độc quyền của mình. Sự bảo vệ quyền có tính pháp lý thông thường chỉ được áp dụng khi có sự xâm phạm của chủ thể khác.

– Thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không bị hạn chế về thời hạn bảo hộ .

Quyền của chủ thể đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ cho đến khi độc quyền thực tế của chủ thể đối với thông tin còn tồn tại và thông tin đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do pháp luật quy định. Có nghĩa là khi bí mật kinh doanh còn đáp ứng điều kiện được bảo hộ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh còn tồn tại, không bị khống chế về thời hạn. Chính đặc điểm này trở thành lí do vì sao việc bảo hộ bí mật kinh doanh lại hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư kinh doanh. Cùng là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ con người, cùng được bảo hộ không cần thông qua thủ tục đăng ký nhưng quyền tác giả lại bị giới hạn bởi thời hạn bảo hộ.

– Thứ ba, với tư cách là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ – quyền sở hữu trí tuệ với bí mật kinh doanh không đòi hỏi sự công nhận chính thức khả năng được bảo hộ, không đòi hỏi việc đăng ký thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không đòi hỏi việc thực hiện bất cứ một thủ tục mang tính chất hình thức hay việc trả lệ phí.

Điều này cũng có ý nghĩa đối với việc lựa chọn phương thức bảo hộ bí mật kinh doanh cho đối tượng là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Việc bảo hộ không cần phải qua thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giúp cho chủ sở hữu bí mật kinh doanh không tốn thời gian, công sức và tiền bạc cho việc đăng ký bảo hộ.

Như vậy với những đặc điểm nêu trên, người ta có thể dễ dàng phân biệt quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh so với quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng khác. Việc phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng quy định của pháp luật đúng và hiệu quả hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Những hành vi nào được coi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh ?

Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định :

1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm.

2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.

Trân trọng./.

5. Có những điều kiện chung nào đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ?

Điều 84 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

Có những điều kiện chung nào đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ?

2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Tham khảo:

>>

>>

Trân trọng./.

Bộ phận Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *