Thế nào được coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý ?

Công ty xin giấy phép tư vấn và phân tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý về việc xử lý hành vi xâm phạm quyền, dán nhãn mác sai với chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký, cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Cách xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý ?

Kính gửi luật Minh Khuê, em có một số câu hỏi mong được luật sư giải đáp: Câu 1: Bia Heininiger được sản xuất tại nhà máy bia ở Bình Dương có in hình lá cờ Đức lên sản phẩm của mình. Hỏi việc sử dụng lá cờ Đức có xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lí không? Tại sao?

Câu 2: Thế nào là quyền sử dụng hạn chế đối tượng sỡ hữu công nghiệp?chúng có áp dụng trong kiểu dáng công nghiệp không? Tại sao?

Câu 3: Quyền sử dụng trước là gì?

Em xin trân trọng cảm ơn !

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Câu 1: Bia Heininiger được sản xuất tại nhà máy bia ở Bình Dương có in hình lá cờ Đức lên sản phẩm của mình. Hỏi việc sử dụng lá cờ Đức có xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lí không? Tại sao?

Theo điểm c Khoản 3 Điều 129 :

“Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

3. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:

c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó”

Như vậy, việc bia Heininiger được sản xuất tại nhà máy bia ở Bình Dương có in hình lá cờ Đức lên sản phẩm của mình đã xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Cụ thể, nhà máy sản xuất loại bia này đã sử dụng dấu hiệu là “là cờ Đức” bảo hộ cho sản phẩm lại sản xuất tại Bình Dương làm người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm bia này có nguồn gốc từ Đức

Câu 2: Thế nào là quyền sử dụng hạn chế đối tượng sỡ hữu công nghiệp? chúng có áp dụng trong kiểu dáng công nghiệp không? Tại sao?

Về nguyên tắc, các quyền lợi của chủ sở hữu đối với sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ tuyệt đối trong thời gian còn hiệu lực bảo hộ. Chủ sở hữu có độc quyền trong việc khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật lại quy định hạn chế các quyền nêu trên của chủ sở hữu xuất phát từ những lý do nhất định. Việc hạn chế quyền này có thể kéo theo các hướng như sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp vẫn thực hiện các quyền của mình nhưng lại không được hoàn toàn tự do ý chí, họ phải thực hiện quyền đó theo mệnh lệnh bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, các chủ thể trong những trường hợp nhất định pháp luật cho phép được tự ý sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc quyền của người khác mà không cần phải xin phép hay trả thù lao.

Trường hợp chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc chủ sở hữu sang chế phải chuyển quyền sử dụng cho một người khác mà bản than chủ sở hữu không muốn hay còn được gọi là chủ sở hữu thực hiện một hợp đồng sử dụng sáng chế bắt buộc. Hợp đồng bắt buộc này chỉ được áp dụng nếu đáp ứng được các yêu cầu sau:

– Đối với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:

Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sang chế sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp bằng độc quyền sáng chế để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh.

Từ chối không ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù người có nhu cầu sử dụng đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại hợp lý.

– Đối với người được chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc.

Việc sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội hoặc nhằm các mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chữa bệnh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân.

Là người có nhu cầu và năng lực để sử dụng sáng chế.

Không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và điều kiện thương mại hợp lý.

Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định củ pháp luật về cạnh tranh.

Trường hợp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không phải xin phép và trả thù lao cho chủ sở hữu:

– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí nhằm phục vụ nhu càu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại.

– Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được cấp phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.

– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời ở trong lãnh thổ Việt Nam.

– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước khi đưa ra thị trường

Như vậy, quyền sử dụng hạn chế đối tượng sỡ hữu công nghiệp không áp dụng đối với kiểu dáng công nghiệp

Câu 3: Quyền sử dụng trước là gì?

Trong các văn bản hiện hành không có một quy định nào quy định cụ thể quyền sử dụng trước là gì, tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu cũng như áp dụng chúng ta có thể hiểu: Quyền sử dụng trước là quyền mà một người sử dụng một đối tượng sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ mà không bị coi là xâm phạm quyền

Một số quy định về quyền sử dụng trước này như sau:

Tại Điều 17

“Điều 17. Tôn trọng quyền được xác lập trước

1. Quyền sở hữu công nghiệp có thể bị huỷ bỏ hiệu lực hoặc bị cấm sử dụng nếu xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác được xác lập trước.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc đặt tên doanh nghiệp trong thủ tục đăng ký kinh doanh để bảo đảm không xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước”

Hay theo Điều 134 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009

“Điều 134. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

1. Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

2. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.Mọi vướng mắc bác vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Luật sư tư vấn về hành vi xâm phạm đến quyền đối với chỉ dẫn địa lý?

Thưa Luật sư Tôi có thắc mắc mong được Luật sư giải đáp như sau: Nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007.

Tuy nhiên vào ngày 23/10/2010, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nghiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan thiết và các địa phương khác, đem về pha chế, đóng chai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan thiết” để bán ra thị trường. Vậy, trong trường hợp này hành vi của doanh nghiệp X có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không ạ?

Rất mong nhận được sự phản hồi từ luật sư!

Luật sư tư vấn về hành vi xâm phạm đến quyền đối với chỉ dẫn địa lý?

Luật sư trả lời:

Chào Anh/Chị, Cảm ơn anh/chị đã gửi thắc mắc của mình đến công ty Xin giấy phép, trong phạm vi thông tin mà chúng tôi được cung cấp, Xin giấy phép xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 94 () thì nhà nước là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm đó ra thị trường. Do vào năm 2007, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí chtỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nước mắm Phan Thiết nên chúng tôi có thể hiểu Hiệp hội nước mắm Phan Thiết là chủ thể đã được Nhà nước trao quyền quản lí chỉ dẫn địa lý Nước mắm Phan Thiết.

Hiện nay, không có bất kỳ quy định nào xác định hành vi xâm phạm đối với chỉ dẫn địa lý cụ thể mà chỉ quy định căn cứ chung để xem xét một hành vi có bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không tại Điều 5 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP. Theo đó, để khẳng định hành vi của doanh nghiệp X có xâm phạm quyền SHTT mà cụ thể là quyền đối với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phan Thiết hay không, hành vi của doanh nghiệp X phải đáp ứng 4 điều kiện sau:

Về điều kiện thứ nhất, đối tượng xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này, đối tượng cần xem xét đó là chỉ dẫn địa lý đối với Nước mắm Phan Thiết. Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý vào năm 2007. Vì vậy, khi Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết phát hiện hành vi sản xuất nước mắm mang nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” của doanh nghiệp X vào ngày 23/10/2010 thì chỉ dẫn địa lý Nước mắm Phan Thiết được cấp cho Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết vẫn đang được bảo hộ.

Về điều kiện thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì “yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn được bảo hộ”. Trong trường hợp này cần xác định hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X. Theo quy định tại điểm a, c khoản 3 Điều 129 Luật SHTT thì các hành vi xâm phạm quyền của doanh nghiệp X đối với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phan Thiết được bảo hộ bao gồm các hành vi:

Thứ nhất, “sử dụng chỉ dẫn được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.”- Điểm a khoản 3 Điều 129 Luật SHTT.

Tình huống trên ghi nhận: “doanh nghiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết.” như vậy nước mắm mà doanh nghiệp X đem bán cũng có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý. Do đó, hành vi của doanh nghiệp X bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý vì đã đáp ứng ba dấu hiệu:

Một là, có hành vi xử dụng dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Trong trường hợp này, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý là “Nước mắm Phan Thiết”, và doanh nghiệp X này đã dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết”lên sản phẩm của mình. Xét thấy cụm từ “đậm đà hương vị” chỉ chất lượng nên không có khả năng phận biệt. Do đó, chỉ dẫn địa lý và nhãn sản phẩm của công ty X là hoàn toàn trùng nhau.

Hai là, dấu hiệu được sử dụng cho sản phẩm “trùng” với “sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý” được bảo hộ. Trong trường hợp này, sản phẩm của doanh nghiệp X bán ra thị trường là nước mắm, do đó hoàn toàn giống về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ với sản phẩm nước mắm Phan Thiết mang chỉ dẫn địa lý.

Ba là, sản phẩm mang dấu hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý mặc dù cũng có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn. Để làm nên thương hiệu Nước mắm Phan Thiết, nước mắm ở đây phải vượt qua những bài kiểm tra khắt khe về chất lượng, như độ đạm, độ ngọt,… Rõ ràng việc doanh nghiệp X mua nước mắm tại Phan Thiết và các địa phương khác, đem về pha chế, đóng chai, sẽ khiến cho nước mắm không còn đảm bảo được tính chất và chất lượng đặc thù của nước mắm Phan Thiết nữa.

Thứ hai, “sử dụng bất kì dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó.” (Điểm c khoản 3 Điều 129 Luật SHTT)

Hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp này cũng đồng thời phải thỏa mãn các dấu hiệu: sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn đó; có việc sử dụng chỉ dẫn trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn được bảo hộ; việc sử dụng chỉ dẫn này phải làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ thật của sản phẩm cũng như mối liên hệ giữa chỉ dẫn và nguồn gốc.

Cụ thể, thứ nhất, trường hợp của doanh nghiệp X, ngoài việc mua nước mắm từ khu vực địa lý của chỉ dẫn địa lý Nước mắm Phan Thiết, doanh nghiệp này đã và các địa phương khác- sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn rồi đem về pha chế, đóng chai.

Thứ hai, doanh nghiệp X đã dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” đây là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý của Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết. Việc doanh nghiệp X này dán nhãn như trên đối với sản phẩm của mình tức là đã sử dụng dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý của Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết.

Thứ ba, việc sử dụng nhãn hiệu “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” của doanh nghiệp X có thể làm cho người tiêu dùng hiểu rằng đây là sản phẩm nước mắm xuất xứ từ Phan Thiết.

Hơn nữa, theo quy định tại Điều 213 Luật SHTT thì hàng hóa giả mạo về chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Ở đây, có thể thấy, nước mắm của doanh nghiệp X là hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý Nước mắm Phan Thiết.

Về điều kiện thứ ba, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật SHTT. Chủ thể thực hiện hành vi bị xem xét trong tường hợp này là doanh nghiệp X. Doanh nghiệp này không nằm trong khu vực địa lý của chỉ dẫn Nước mắm Phan Thiết đã được bảo hộ, không được sự cho phép sử dụng chỉ dẫn địa lý của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật SHTT. Đồng thời, nhãn hiệu “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” chưa đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn chỉ dẫn địa lý của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết. Mặt khác, doanh nghiệp X đã pha chế nước mắm mua về từ các cơ sử ở Phan Thiết với các loại nước mắm khác, việc làm này đã làm thay đổi chất lượng, giá trị của sản phẩm Nước mắm Phan Thiết nên hành vi của doanh nghiệp X cũng không thuộc trường hợp được cho phép theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 125 Luật SHTT.

Về điều kiện thứ tư, hành vi xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi pha chế, dán nhãn và đem bán ra thị trường sản phẩm nước mắm có nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” được doanh nghiệp X tiến hành tại trụ sở của mình tại Nghệ An. Như vậy, hành vi cần xem xét ở đây xảy ra tại Việt Nam.

Dựa trên những phân tích trên có thể thấy, hành vi của doanh nghiệp X đã đáp ứng đầy đủ các cơ sở để xác định một hành vi xâm phạm đến quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Dán nhãn hiệu với chỉ dẫn địa lý không đúng với nguồn gốc sản phẩm có phạm luật sở hữu trí tuệ ?

Thưa luật sư, Anh A mua một số lượng lớn quả vải của một số tỉnh, sau đó dán nhãn với chỉ dẫn địa lí là vải thiều Lục Ngan, Bắc Giang để xuất khẩu ra nước ngoài. Hỏi: Quyền sở hữu chỉ dẫn với địa lí này có vi phạm không ? Căn cứ pháp lý ?

Cảm ơn luật sư!

Dán nhãn hiệu với chỉ dẫn địa lý không đúng với nguồn gốc sản phẩm có phạm luật sở hữu trí tuệ ?

, gọi:

Luật sư trả lời:

Khoản 22 Điều 4 () quy định về chỉ dẫn địa lý như sau

22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”

Và Điêu 88 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về như sau

“Điều 88. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.”

Mà theo tìm hiểu của chúng tôi thì sản phẩm “vải thiều” với chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” đã được Sở khoa học và công nghê Tỉnh Bắc Giang nộp đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ và đã được Cục SHTT chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ số 00015 ngày 25/6/2008 do đó việc anh A tự ý sử dụng chỉ dẫn địa lý này khi chưa có sự cho phép của Sở khoa học và công nghê Tỉnh Bắc Giang được coi là vi phạm pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý xác định nhu thế nào?

Điều 81 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định :

Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý xác định nhu thế nào?

1. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

2. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

>> ()

Trân trọng./.

Phòng Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *