Thành viên góp vốn có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Em có mấy vấn đề nhờ anh chị tư vấn được không ạ: – Thành viên góp vốn mở công ty, mà làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp có vi phạm luật không ? – Nhân viên đi làm tại công ty mới, đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì đưa vào bảng lương có ảnh hưởng gì không ?

– Nếu nhân viên này không ký hợp đồng lao động thì điều kiện gì để chi phí lương đượcc đưa vô chi phí hợp lý ạ?

Em cảm ơn anh chị nhiểu!

>> 

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm nhưng lại không tìm được việc làm. Bảo hiểm thất nghiệp là một giải pháp để bù đắp thu nhập cho người lao động và đưa ra các biện pháp giúp người lao động trở lại công việc bằng cách hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) quy định tại khoản 1 Điều 43 như sau:

“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”

Như vậy, với đối tượng của BHTN là người lao động (NLĐ), thành viên góp vốn thành lập công ty là đối tượng tham gia BHTN thì phải có tư cách là NLĐ, thông qua việc ký kết HĐLĐ, HĐ làm việc với công ty. Căn cứ khoản 1 Điều 43 , bao gồm các loại hợp đồng:

“a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.”

Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ phải có đầy đủ các yếu tố: đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trong thời hạn 24 tháng làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa có việc làm, đã gửi hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Còn đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, yếu tố chưa có việc làm được xác định: Chưa tham gia ký kết bất kỳ HĐLĐ nào dưới bất kỳ hình thức nào, không có thu nhập, không xác lập quan hệ lao động với bất kỳ chủ thể nào và hàng tháng vẫn thông báo về tình trạng không tìm kiếm việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm. Trường hợp đã tìm được việc làm (bằng chứng là việc người đó có tên trên bảng lương của công ty) thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không căn cứ người đó đã hưởng hết thời hạn trợ cấp thất nghiệp hay chưa.

Tiền lương, tiền công, tiền thưởng trả cho NLĐ được tính là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN khi:

– Các khoản chi thực tế chi trả và có chứng từ thanh toán.

– Các khoản chi lương, thưởng, mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại các hồ sơ.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *