Thành lập công ty Luật có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, mình muốn hỏi về thủ tục thành lập công ty Luật nước ngoài tại việt nam. Trường hợp có 2 nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, 1 bên muốn sở hữu 90-95% vốn công ty luật tại Việt Nam (bằng tiền mặt) và bên còn lại (tổ chức) muốn sở hữu 5% ~ 10% còn lại bằng cách đóng góp bằng hiện vật (có thể với tên thương mại công ty , vv).

>>

1. Căn cứ pháp lý

2. Luật sư trả lời

Căn cứ theo Luật luật sư năm 2006, tổ chức hành nghề Luật sư có vốn đầu tư nước ngoài được phép hiện diện tại Việt Nam dưới những hình thức sau đây:

– Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);

– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam

Ngoài ra, tổ chức hành nghề Luật sư có vốn đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài như sau:

– Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Cam kết và bảo đảm ít nhất có hai Luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam ít nhất từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng.

– Trưởng chi nhánh, giám đốc công ty Luật nước ngoài phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề Luật sư.

Chi nhánh, công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được thực hiện và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam, được cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam.

Đối với trường hợp của bạn, bạn thành lập công ty Luật tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều người cùng góp vốn, bạn cần phải lựa chọn hình thức liên doanh hoặc công ty Luật hợp danh. Công ty Luật TNHH dưới hình thức liên doanh là tổ chức hành nghề Luật sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề Luật sư tại Việt Nam; Công ty Luật hợp danh là tổ chức hành nghề Luật sư hợp danh giữa tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài và công ty Luật hợp danh tại Việt Nam. Nhưng dù lựa chọn hình thức nào, thì cả tổ chức ở Việt Nam và tổ chức ở nước ngoài đều phải là tổ chức hành nghề Luật sư.

Việc thành lập công ty liên doanh hoặc công ty hợp danh sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.

Góp vốn bằng thương hiệu

Căn cứ theo Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định, góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Tài sản, căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật dân sự năm 2015, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Trong đó, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng , quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Luật doanh nghiệp 2014 cũng quy định về việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Như vậy, tên thương hiệu cũng có thể được dùng làm tài sản góp vốn tuy nhiên cần phải đảm bảo điều kiện “cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp “

Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để phân biệt chủ thể mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và cùng khu vực kinh doanh.

Tên thương mại có thể sử dụng làm tài sản góp vốn tuy nhiên phải là tên thương mại đã được bảo hộ. Điều kiện và thủ tục bảo hộ tên thương mại tuân theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ.

Khi góp vốn bằng tên thương mại, các bên cần phải tiến hành định giá tài sản góp vốn bằng tiền mặt. Tài sản góp vốn khi thành lập phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên công ty chấp thuận.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *