Thẩm quyền ra quyết định kiểm tra đối với hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp ?

Những cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra đối với các hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp? Thẩm quyền đó được quy định tại văn bản pháp luật có hiệu lực mới nhất nào!

1. Thẩm quyền kiểm tra để đảm bảo an ninh, trật tự thuộc về ai?

Đối với việc kiểm tra để đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn: Thẩm quyền thuộc về công an xã, phường, thị trấn: căn cứ vào Khoản 3 Điều 8 Thông tư 14/2014/TT-BCA sửa đổi thông tư 12/2010/TT-BCA về quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã có quy định về trách nhiệm của công an xã như sau: “Nắm tình hình, số lượng các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn xã, lập danh sách, thống kê số lượng cơ sở và người làm việc tại các cơ sở kinh doanh đó; tiếp nhận hồ sơ cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện quy định của pháp luật trong quản lý về an ninh, trật tự đối với các cơ sở cho thuê lưu trú theo thẩm quyền; phối hợp với Công an cấp trên kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh đó; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo Công an cấp trên về công tác quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã.”

2. Đối với việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, kiểm tra cơ sở kinh doanh nông lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thẩm quyền thuộc nhiều cấp khác nhau, căn cứ vào Điều 5 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT như sau:

Điều 5. Cơ quan kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra cấp trung ương: Là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cơ quan kiểm tra cấp địa phương: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với việc kiểm tra thuế đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp: căn cứ Quyết định số 746/QĐ-TCT: thẩm quyền ra quyết định thuộc vụ Thanh tra cơ quan Tổng cục thuế và cơ quan thuế các cấp.

Đối với việc kiểm tra về điều kiện làm việc, chế độ lương, đãi ngộ cho người lao động… thì thẩm quyền thuộc cơ quan Lao động thương binh và xã hội các cấp, thanh tra lao động, tổ chức công đoàn các cấp…

3. Thẩm quyền ra quyết định thanh, kiểm tra về thuế đối với cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp

Quyết định thanh tra thuế quy định tại 746/QĐ-TCT

+ Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế.

+ Quyết định thanh tra thuế phải phải có các nội dung sau đây:

– Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế;

– Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế;

– Thời hạn tiến hành thanh tra thuế;

– Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế.

+ Chậm nhất là ba ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra.

Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế

Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế

+ Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;

– Áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 90 của Luật Quản lý thuế số 78/2006;

– Gia hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;

– Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi hành chính, quyết định hành chính của công chức quản lý thuế.

+ Công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;

– Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;

– Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;

– Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm.

Như vậy, phạm trù thanh tra, kiểm tra nói chung rất rộng, bạn có thể tham khảo thêm các quy định pháp luật khác để nắm rõ hơn về vấn đề này.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *