Thẩm quyền kiểm tra hành chính của Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn và giải đáp những quy định của Luật Giao thông đường bộ về: Thẩm quyền cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động khi dừng xe và những vấn đề pháp lý liên quan theo quy định của luật giao thông đường bộ.

1. Câu hỏi Luật giao thông đường bộ: có quyền được dừng xe kiểm tra không?

Kính gửi Luật sư! Cho em hỏi: Cảnh sát cơ động có được quyền dừng xe kiểm tra khi xe tham gia giao thông thiếu gương không?

-Dong Nguyen Van

Trả lời:

Điều 53 quy định: Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

“1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.”

Khoản 3 Điều 70 quy định: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

“a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a, Điểm d Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 5;

b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;

c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;

e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15;

g) Điều 18, Điều 20;

h) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6; Khoản 7 Điều 23;

i) Điều 26, Điều 29;

k) Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;

l) Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 68, Điều 69.”

Trong đó, quy định về việc xử phạt ô tô, mô tô thiếu gương khi tham gia giao thông được quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Nghị định này. Như vậy việc kiểm tra và xử phạt khi xe ô tô, mô tô thiếu gương không thuộc thẩm quyền của Cảnh sát cơ động.

2. Các trường hợp Cảnh sát cơ động được dừng xe người tham gia giao thông?

Xin chào LuậtSư,

1- Xin luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp nào Cảnh sát cơ động được dừng xe người tham gia giao thông?

2- Tôi bị Cảnh sát cơ động dừng xe kiểm tra hành chính trước 22h, như vậy có đúng luật không?

Xin cảm ơn Luật Sư!

-Huu Giap

Trả lời:

quy định như sau:

“Điều 8. Quyền hạn

1. Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

2. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.

3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

4. Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

5. Sử dụng vũ khí, và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

6. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Điều 9. Đối tượng tuần tra, kiểm soát

1. Đối tượng tuần tra gồm: khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công.

2. Đối tượng kiểm soát gồm: người, phương tiện, đồ vật, tài liệu.”

Như vậy, có quyền hạn kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát để đảm bảo an ninh, trật tự. Việc dừng xe kiểm tra hành chính của bạn trước 22h đêm là hoàn toàn hợp pháp nếu thời điểm đó thuộc khung thời gian làm nhiệm vụ.

3. Không phạm luật mà CSGT yêu cầu dừng xe?

Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi khi tôi đang tham gia giao thông, tôi không có biểu hiện vi phạm lỗi giao thông mà csgt yêu cầu dừng xe tôi lại. Vậy tôi có được phép k suất trình giấy tờ và được chấp vấn csgt hay không. Cảm ơn luật sư

-Doanh

Trả lời:

Khoản 2 Điều 70 quy định: Cảnh sát giao thông( CSGT) có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này như sau:

“a) Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường sắt được quy định tại Nghị định này;

b) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15 Nghị định này.”

Điều 5 quy định quyền hạn của Cảnh sát giao thông như sau:

“1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

2. Xử lý các hành vi trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành theo quy định của pháp luật.

4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

5. Được sử dụng vũ khí, và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.

7. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, lực lượng CSGT được phép dừng các phương tiện tham gia giao thông để tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm không những trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông mà còn trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu bạn không có hành vi vi phạm luật giao thông thì CSGT vẫn có thể dừng xe của bạn lại để kiểm tra giấy tờ, nếu CSGT nói bạn đã phạm luật thì bạn có quyền được biết mình bị xử phạt lỗi gì, mức phạt như thế nào tuy nhiên bạn không nên có thái độ chống đối với người thi hành công vụ. Nếu bị xử phạt không đúng, bạn có quyền khiếu nại đối với hành vi hành chính của CSGT.

4. Tìm hiểu kiến thức: Độ tuổi tham gia giao thông?

Năm nay con đang học lớp 12. Và ngày hôm qua con bị công an xã bắt xe về việc chưa đủ tuổi tham gia giao thông. Và con muốn hỏi là vậy công an xã hay là dân quân có quyền bắt xe của học sinh không ạ? Con xin cảm ơn!

-Jooneytran123

Trả lời:

Căn cứ theo thì Công an xã chỉ được huy động tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết. Trong khi làm nhiệm vụ, nếu phát hiện có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thì công an xã chỉ được xử phạt các trường hợp thuộc quyền hạn của mình được quy định trong Nghị định về an toàn giao thông đường bộ.

Theo đó Khoản 2 Điều 8 Nghị định này quy định:

“2.Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải , báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.”

Như vậy, trong khi thực hiện nhiệm vụ, Công an xã có quyền yêu cầu bạn dừng xe, tuy nhiên thẩm quyền xử phạt đối với hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của Cảnh sát giao thông. Do đó, trước tiên công an xã phải lập biên bản hành chính đối với bạn sau đó báo cáo với bên cảnh sát giao thông để tiếp tục xử lý.

5. Kiểm tra hành chính phương tiện tham gia giao thông ?

Trong quá trình tham gia giao thông tôi bị csgt dừng phương tiện nói là kiểm tra hành chính . Tôi đưa xe vào khu vực kiểm tra thì có 1 anh mặc dân sự như tôi ra yêu cầu xuất trình giấy tờ. Tôi có hỏi anh đó là ai mà yêu cầu kiểm tra giấy tờ của tôi. Anh ấy nói anh ấy là công an. Tôi có nói là anh không có quyền kiểm tra tôi . Xin hỏi luật sư mấy người dân sự đó là ai mà có quyền kiểm tra?

Tôi xin cảm ơn!

-Lập

Trả lời:

Thông tư quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông quy định về tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang như sau:

“Điều 9. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

1. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.

2. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

3. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;

b) Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;

Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;

c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì Công an được phép mặc thường phục để làm việc. Tuy nhiên, việc Công an mặc thường phục phải đáp ứng các điều kiện quy định như trên. Nếu không đảm bảo điều kiện thì sẽ không có thẩm quyền kiểm tra hành chính đối với người dân.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực giao thông vui lòng trao đổi trực tiếp với: đội ngũ luật sư sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc nhanh nhất.

Trân trọng./.

Bộ phận giao thông – Giám đốc điều hành Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *