Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động tranh chấp theo quy định của pháp luật hiện nay, và giải đáp một số vướng mắc liên quan:

Mục lục bài viết

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án ?

Xin giấy phép tư vấn về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động tranh chấp:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án ?

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai về giải quyết tranh chấp nhà đất

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Nếu không hòa giải được nữa thì có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất. Điều 203 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Chào luật sư, E xin nhờ giúp tư vấn về tranh chấp đất đai. Nhà e đã khai thác sử dụng đất đai đc 30 năm, trong đó đã đóng thuế và cho thuê công khai suốt 30 năm. Nay muốn đăng kí để cấp sổ hồng nhưng bị tranh chấp chưa giải quyết đc. E được biết thì theo điều 247 bộ luật dân sự có ghi: *”1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.* *2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.”* Như vậy đã đủ hợp pháp để làm giấy tờ cấp sổ hồng hay chưa? Hoặc còn điều kiện nào chưa thỏa đáng? Mong đc sự tư vấn. Xin cám ơn.

Khoản 2 Điều 101 Luật đất đau 2013 quy định:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

tôi gửi đơn tranh chấp đất đến ubnd xã để nhờ giải quyết, 2 tháng sau có làm đơn yêu cầu giải quyết vụ việc trên nhưng vẫn không giải quyết. đợi lâu, tôi làm đơn khởi kiện đến tòa án huyện nhưng họ không nhận vì lý do chưa có biên bản hòa giải của ubnd xã. cho tôi hỏi tòa án không nhận đơn như thế có đúng không, mặc dù nhiều lần yêu cầu ubnd xã giải quyết nhưng họ vẫn không xử thì tôi phải làm như thế nào?

Điều 204. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Trong trường hợp này, bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên UBND xã giải thích về sự chậm trễ này và yêu cầu giải quyết sự việc.

>> Tham khảo ngay:

2. Hướng dẫn giải đáp tranh chấp đất đai ?

Xin chào luật sư, văn phòng luật sư minh khuê, hôm nay tôi muốn nhờ luật sư giải đáp cho tôi về việc tranh chấp đất đai của gia đinh tôi với gia đình nhà bác tôi. Nội dung như sau: năm 1988 ông tôi là c có diện tích đất của các cụ để lại là 280 m2 để chia cho ba anh em thì ông tôi thấy nhỏ nên đã bắt gia đình tôi mua chung đất với bác t số đất tổng là 216m2 cạnh nhà tôi để chia làm ba cho rộng, chú q thì không phải bỏ tiền ra mua nhưng vẫn được đất bằng với gia đình tôi và gia đình bác t. Năm 2009 gia đình tôi có được cán bộ địa chính đến đo đất thì mảnh đất nhà tôi ở bị thiếu gần 10m2 đất so với giấy tờ đóng tiền đất ở nhưng nhà tôi đã không có ý kiến thắc mắc gì vẫn cho bác ý sử dụng như cũ.

Vậy mà đến năm 2016 vừa qua gia đình tôi có xây nhà, gia đình tôi vẫn xây trên phần móng cũ của nhà mình lên, mà bác t đã lên phá hoại tài sản của gia đình tôi cụ thể là đập ống nước và phá đường xây ống nước và nói rằng đã xây sang đất nhà bác ý. Sau nhiều lần giải quyết mâu thuẫn không được nên nay tôi muốn làm đơn đòi lại số đất đã mua cùng bác t trước là 108m2 trong tổng số 216m2 có được không.

Thứ hai là nếu bác t thấy không thỏa đáng và làm đơn đòi đất của các cụ thì liệu bác có đòi được không ?

– NHÀN ĐÀO

>> Luật sư trả lời:

3. Thủ tục kháng án tranh chấp đất đai ?

Thưa luật sư, xin hỏi luật sư về việc tôi kháng án trong vụ tranh chấp tài sản thừa kế từ năm 2016 nay kháng án trong năm 2017 thì sẽ xử theo bộ luật dân sự nào ?

Xin chân thành cảm ơn.

– Nguyễn Văn Thiện

>> Luật sư trả lời:

4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của cá nhân ?

Chào luật sư, tôi có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn: vợ chồng tôi muốn đòi lại nhà đất đã tặng cho con trai thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này? Tôi xin cảm ơn.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của cá nhân

Trả lời:

Vụ việc trên thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ hòa giải thuộc cấp phường, xã; Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có đất tranh chấp.

Theo điều 202quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Điều 203 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Do ông bà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hai bên có tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã công chứng nên trường hợp này quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật đất đai 2013, theo đó tranh chấp của ông bà thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân.

Đồng thời, theo điểm c khoản 1 điều 39 về thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ thì:

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong tình huống này thuộc về tổ hòa giải thuộc cấp phường, xã; Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có nhà đất của ông bà và vợ chồng anh con trai.

>> Tham khảo ngay:

5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Thưa luật sư. Cho tôi hỏi về giải quyết tranh chấp đất đai như sau : Gia đình tôi có xây nhà trước năm 2003 có bớt lại ít đất và có dấu nhưng hàng xóm đã tự phá và lợi dụng nhà bận không ra nhận khi làm lại sổ đỏ vì thế hàng xóm đã chỉ chụp đo sát vách nhà tôi nên nhà tôi có đòi thì họ dở sổ đỏ ra vậy tôi phải làm gì để đòi lại đất?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3 Điều 8 :

“3. Khi xác định điều kiện khởi kiện vụ án dân sự mà đối tượng khởi kiện là quyền sử dụng đất thì thực hiện như sau:

a) Đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 135 của Luật Đất đai.

b) Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của BLTTDS.”

Căn cứ Điều 202 :

“2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy trong trường hợp này của bạn thì đây là tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất nên bạn phải làm đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp trên đến UBND xã nơi có mảnh đất.Trường hợp không hòa giải được thì bạn có quyền nộp đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất:

Căn cứ Điều 203 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”

>> Tham khảo bài viết liên quan:

6. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật ?

Chào luật sư xin giấy phép. Trước đây, bố cùng mẹ và anh trai tôi đứng ra mua đất tuy nhiên chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bây giờ bà A đang cầm giấy mua đất bản chính của gia đình tôi. Vậy bà A có được coi là mua đất hợp pháp của gia đình tôi không ? Chân thành cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Công ty Xin giấy phép . Với thắc mắc của bạn, Công ty Xin giấy phép xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Như bạn trình bày trước đây bố bạn cùng mẹ và anh trai bạn đứng ra mua đất tuy nhiên chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như vậy có thể hiểu đây là tài sản chung của bố mẹ bạn.

Bà A đang cầm giấy mua đất bản chính của bố mẹ bạn, bạn cũng nêu rõ trước đây bố bạn có làm giấy báo mất và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mặt khác đây là tài sản chung của bố mẹ bạn, nếu bố bạn muốn chuyển nhượng thì phải có sự đồng ý của mẹ bạn, bố bạn không có quyền tự ý chuyển nhượng.

Cần xác minh rõ hợp đồng chuyển nhượng của bố bạn và bà A được ký từ khi nào? Có hợp pháp hay không nếu chỉ có mình bố bạn ký giấy bán đất mà không có sự đồng ý của mẹ bạn thì giấy tờ mua bán sẽ không hợp pháp.

Căn cứ Điều 203 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn, gia đình bạn có thể làm đơn tường trình lên UBND xã nơi đang có đất để giải quyết, nếu UBND xã không giải quyết hoặc giải quyết nhưng không đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn thì gia đình bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *