Thẩm quyền đăng ký hộ tịch mới nhất

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào quý luật sư, tôi có vướng mắc mong quý luật sư tư vấn giúp tôi: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hộ tịch? Mỗi cơ quan có trách nhiệm như thế nào về việc đăng ký hộ tịch? Mong sớm nhận được phản hồi của luật sư, tôi xin cảm ơn!

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

2. :

Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký hộ tịch, theo đó:

Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:

– Đăng ký sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Khai tử cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

– Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

– Thực hiện các việc ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

+ Thay đổi quốc tịch;

+ Xác định cha, mẹ, con;

+ Xác định lại giới tính;

+ Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;

+ Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;

+ Công nhận giám hộ;

+ Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực .

+ Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.

– Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau: 

– Đăng ký sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử có yếu tố nước ngoài;

– Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;

– Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật Hộ tịch năm 2014 cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài:

“Điều 2. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch 

1. Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch, đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử theo quy định của pháp luật; cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Sổ hộ tịch; cấp Giấy cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài. 

2. Đối với những nước mà Việt Nam có từ hai Cơ quan đại diện trở lên thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch thuộc Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự mà người yêu cầu cư trú. Đối với những nước chưa có Cơ quan đại diện thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại Cơ quan đại diện tại nước kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện thuận tiện nhất.”

Như vậy, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cũng có quyền thực hiện đăng ký các việc hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, để đảm bảo các quyền của công dân Việt Nam luôn được thực hiện mặc dù không cư trú trong nước.

Còn về trách nhiệm của từng cơ quan trong việc quản lý hộ tịch thì bạn có thể tham khảo quy định tại Chương VI Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch để hiểu thêm chi tiết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *