Thẩm quyền của cảnh sát cơ động trong xử lý vi phạm luật giao thông ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có bị cảnh sát cơ động dừng xe để kiểm tra giấy tờ, nhưng khi kiểm tra đầy đủ giấy tờ xong thì đồng chí CSCĐ lại nói rằng phạt lỗi vi phạm của tôi vì đã lắp đèn hỗ trợ sáng. Vậy trường hợp này CSCĐ có quyền xử phạt tôi không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn tới bộ phận tư vấn của chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013;

Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định tuần tra kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội của lực lượng ;

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động, theo đó Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý hành vi vi phạm luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội; thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định chi tiết nhiệm vụ quyền hạn cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát như sau:

Điều 7. Nhiệm vụ:

1. Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật.

3. Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm khác thuộc khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công tuần tra, kiểm soát.

4. Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Điều 8. Quyền hạn

1. Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

2. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.

3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

4. Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

5. Sử dụng vũ khí, và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

6. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Như vậy, căn cứ các quy định trên, Cảnh sát cơ động trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát có quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo đó, Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm sau:

– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định;

– Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;

– Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;

– Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh;

– Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;

– Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;

– Rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;

– Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe;

– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

( Chi tiết quy định tại Khoản 3 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *