Tại sao xe nhỏ đi sai, xe lớn đi đúng khi xảy ra tai nạn giao thông thì xe lớn vẫn phải đền xe nhỏ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Ở Việt Nam, có một thực tế đáng buồn rằng cứ xe lớn va vào xe nhỏ hơn thì xe lớn phải bồi thường cho xe nhỏ. Vậy, Pháp luật giao thông đường bộ có quy định như vậy không ? Giải quyết các vụ tai nạn về bồi thường như thế nào thì hợp pháp ?

Mục lục bài viết

1. Tại sao xe nhỏ đi sai, xe lớn đi đúng khi xảy ra tai nạn giao thông thì xe lớn vẫn phải đền xe nhỏ ?

Thưa luật sư em có một ý kiến rất thắc mắc em đang là tài xế xe tải em nghe người ta nói nếu nếu đi xe mà xảy ra tai nạn dù cho đó là xe nhỏ tông vào xe của mình hoặc là xe nhỏ đi sai thì mình cũng sẽ là người phải đền bù đúng không ạ. Pháp luật quy định xe lớn phải đền xe nhỏ trong bất cứ trường hợp nào và nếu phải đền thì phải nuôi cả gia đình người bị tai nạn đến lúc già phải không ạ?
Chính vì vậy nên giới tài xế chúng em thường nói với nhau rằng nếu có trót đâm vào ai thì đâm chết luôn chứ không nên để người đó bị thương vì ngoài việc nuôi họ mình còn phải nuôi con cái và bố mẹ họ nữạ? Xin chân thánh cám ơn và mong hồi đáp sớm từ luật sư. Chúc quý luật sư và công ty càng ngày càng phát triển.

Xin chân thành cảm ơn.

Tại sao ở xe nhỏ đi sai, xe lớn đi đúng khi xảy ra tai nạn giao thông thì xe lớn vẫn phải đền xe nhỏ ?

Trả lời:

Chào bạn , về vấn đề của bạn , chúng tôi xin được trả lời như sau

Thứ nhất, xe lớn đâm xe nhỏ thì không phải trong mọi trường hợp xe lớn đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

có quy định :

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Vậy trong trường hợp này, bạn phải có lỗi gây ra thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe … VD bạn đi sai làn đường, bạn đi quá tốc độ, bạn sử dụng rượu bia khi lái xe … và những yếu tố trên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người hoặc tài sản của đối phương bị thiệt hại. Pháp luật không có quy định về việc xe lớn hay xe nhỏ sẽ là bên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự mà quy định rõ : bên nào có lỗi thì bên đó phải bồi thường .

Thứ hai , vấn đề bồi thường thiệt hại khi có tai nạn xảy ra

Vấn đề bồi thường chắc chắn sẽ được đặt ra nếu bạn có lỗi trong việc gây ra tai nạn, nếu bạn không có lỗi thì việc bồi thường chỉ mang tính chất động viên tinh thần cho người bị thương (mức bồi thường này sẽ tùy vào bạn). Bạn có thể tham khảo quy định về việc bồi thường khi gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản của ngươi khác như sau:

“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Trong trường hợp không may bạn gây ra tai nạn thì việc đâm chết người khác hoàn toàn không được cho phép bởi việc đâm chết người bị nạn không chỉ là vấn đề về mặt đạo đức mà bạn có thể bị truy tố hình sự về hành vi giết người

Điều 93 quy định:

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự bạn cũng vẫn phải bồi thường về dân sự đ như sau:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Vậy với những phân tích trên, tôi tin bạn đã có đủ hiểu biết về pháp luật cũng như có sự chuẩn bị cho riêng mình nếu không may có tình huống xấu xảy ra.

>> Xem ngay:

2. Hỏi về việc bồi thường tai nạn giao thông ?

Chào luật sư. Cho con hỏi chồng của con đang lưu thông trên đường quốc lộ 1a. Thì bổng nhiên có một người phụ nữ leo qua dãy phân cách băng ngang qua lộ chiếc xe tải thắng lại kịp, sau đó người này tiếp tục chạy vào trong lề nhưng không chú ý xe. Lúc đó chồng con chạy tới thì đâm xe trúng vào người đó, cho con hỏi như vậy bên con có cần phải bồi thường cho bên người phụ nữ đó không ạ?

Cảm ơn luật sư!

– PHẠM THỊ MỸ TRÚC

>> Tham khảo nội dung tư vấn sau:

3. Tai nạn giao thông giữa xe máy đâm chết người đi xe đạp ?

Kính chào luật sư mình khuê,em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp.

Ngày 21-11-2018 bố em đi uống nước chè nhà hàng xóm về, vừa ra khỏi nhà và đi xuống làn đường sát với ria đường, đột nhiên có một chiếc xe máy đi đằng sau đâm vào đít xe của bố em, và bố em ngã ngửa ra đằng sau đập đầu xuống đất, đưa vào viện chụp chiếu bố em bị vỡ sọ não và gẫy xương cổ, bố em đã tử vong ngay sau đó. Vậy luật sư cho em hỏi mức đền bù là bao nhiêu ạ và tiền mai táng gia đình em có được hưởng từ bên gây ra tai nạn không, nếu bị khởi kiện bị đi tù bao nhiêu năm? Em mong các anh chị giải đáp giúp em với ạ !

– Bùi Thị Hợi

>> Tham khảo ngay:

4. Tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại khi bị tai nạn giao thông ?

Xin chào Luật sư. Cháu có trường hợp mong được luật sư tư vấn: Cháu đang đi trên phần đường của mình thì có một xe đi ngược chiều đã đâm làm cháu mất tay lái chạy qua phần đường bên kia và bị xe đi cùng chiều đâm phải, cháu bị gãy chân nhưng khi được mời lên công an giao thông làm việc thì công an lại nói là cháu đi giữa đường và bị người ta đâm (vì người ta có người nhà làm công an).

Vậy luật sư cho cháu hỏi giờ làm thế nào để xác định được sự việc và vấn đề bồi thường như thế nào?

Cháu xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại khi bị tai nạn giao thông ?

, gọi:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về vấn đề xác định lại vụ việc

Như thông tin bạn đã trình bày, khi được mời lên công an làm việc, bạn không được giải quyết một cách thỏa đáng trong việc xác minh lại vụ việc tai nạn. Do đó, bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan công an phụ trách vấn đề này tiến hành xác minh lại sự việc trên. Nếu cơ quan đó vẫn không tiến hành điều tra, xác minh lại vụ việc bạn có thể tiến hành khiếu nại đối với kết luận trên của cơ quan công an theo thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều 7 như sau:

“Điều 7, Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Thứ hai, đối với việc bồi thường thiệt hại cho bạn trong trường hợp này

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 584 cụ thể là:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Khoản 4 Điều 585 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi như sau:

“4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”

Do bạn đi đúng phần đường, bị người đi ngược chiều đâm phải và bị mất lái lấn sang phần đường bên kia và bị người đi cùng chiều đâm gẫy chân. Theo đó, việc bạn bị mất lái nên cua gấp lấn sang phần đường bên kia khiến cho người đi cùng chiều với bạn bị bất ngờ không kịp điều chỉnh nên đã đâm vào bạn khiến bạn gẫy chân. Do đó, bạn cũng có một phần lỗi ở đây và lỗi này là lỗi vô ý còn người đâm vào bạn không có lỗi do đó người đó không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn.

>> Xem ngay:

5. Tư vấn mức yêu cầu bồi thường tai nạn giao thông khi hòa giải ?

Thưa luật sư! Các cô chú, anh chị luật sư cho cháu hỏi là: bố cháu bị tai nạn giao thông, do một xe ô tô chính chủ đâm vào từ phía sau khi đã sang đường, bố cháu bị gãy xương cổ chân, 1 xương ngón chân và vỡ mắt cá chân. Sau vụ việc, bố cháu có thể không thể quay lại làm việc ở công trường nữa.

Như vậy là mất khoản thu nhập của gia đình cháu từ sức lao động của bố cháu và có thể không được hoàn trả số tiền bồi thường lao động nặng của bố cháu từ công ty là 51 triệu đồng, Hiện tại gia đình cháu còn 2 cháu đang đi học vẫn phụ thuộc, mẹ cháu làm ruộng gần như không có thu nhập. Vậy cháu mong các cô chú, anh chị tư vấn giúp cháu là nếu chú gây tai nạn cho bố cháu và gia đình cháu giải quyết bằng hòa giải thì gia đình cháu nên đòi mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu? và phương thức trả như thế nào?

Cháu xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn mức yêu cầu bồi thường tai nạn giao thông khi hòa giải ?

:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục. Vấn đề của bạn được chúng tôi xem xét và trả lời như sau:

Người gây tai nạn đã gây ra thiệt hại cho sức khỏe của người bị tai nạn nên người gây tai nạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho họ. Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Với hình thức thỏa thuận, mức bồi thường như thế nào? phương thức bồi thường ra sao sẽ do các bên thỏa thuận, sao cho các bên đều đồng ý với thỏa thuận đó thì thỏa thuận thành công, thỏa thuận có thể ít hơn hoặc nhiều hơn mức mà nếu nhờ Tòa giải quyết. Cháu có thể tham khảo mức mà nếu Tòa giải quyết sẽ đưa ra như sau:

Theo ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Như vậy, do không nói rõ những thiệt hại bị mất, nên không thể tư vấn cho cháu cụ thể, tuy nhiên, cháu có thể căn cứ vào quy định trên để xác định mức bồi thường nên đưa ra.

Về phương thức trả, do là thỏa thuận nên phương thức trả sẽ do 2 bên tự ý thỏa thuận và đưa ra quyết định. Phương thức trả có thể là 1 lần, hoặc chia ra nhiều lần để trả nếu khoản tiền quá lớn người gây thiệt hại không thể đáp ứng trả ngay lập tức,… và còn rất nhiều phương thức khác mà các bên có thể thỏa thuận.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

6. Bồi thường thiệt hại về tính mạng do tai nạn giao thông ?

Xin chào Xin giấy phép! Tôi có câu hỏi mong được giải đáp: 1/ Vào chiều tối ngày 26/08/2018 vừa qua, trên đường đi học về thì em trai em bị chiếc xe 7 chỗ tông vào, gây hậu quả nghiêm trọng là em trai em mất trong bệnh viện. Pháp y giám định bị đa chấn thương, nguyên nhân tử vong là chấn thương sọ não.

Em trai e năm nay 16 tuổi và chạy xe máy dưới 50 phân khối, chạy đúng làn đường. phía bên xe 7 chỗ lấn tuyến và tông em trai chấn thương sau đó bỏ chạy cả tài xế và xe, -Hiện trường không thấy dấu phanh xe -Tài xế lái xe thuê cho 1 nhà xe, trong lúc ở viện nhà xe có đưa ra 20 triệu đồng -Cho đến thời điểm này (cách lúc xảy ra tai nạn 3 tuần) gia đình của em cũng chưa nhận được lời xin lỗi, thăm hỏi từ gia đình tài xế.

Xin hỏi:

1. Bên nào là người chịu trách nhiệm chính trong vụ tai nạn này (chủ xe 7 chỗ hay tài xế thuê)

2. Trách nhiệm bồi thường như thế nào ?

3. Bên phía gia đình em có phải đưa đơn vào cơ quan công an để thưa kiện bên xe 7 chỗ không, nếu có hồ sơ gồm những gì?

4. Thời gian xét xử vụ tại nạn này tối đa là bao lâu, nếu lâu quá thì bên gia đình em có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xét xử sớm hơn được không ?

Em xin thành thật cảm ơn!

Bồi thường thiệt hại về tính mạng do tai nạn giao thông ?

Luật sư tư vấn luật dân sự, giao thông trực tuyến gọi:

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Bên nào chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 601 , nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

quy định: “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm: xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự…” Như vậy, xe ô tô 7 chỗ là một phương tiện giao thông vận tải cơ giới, do đó là một nguồn nguy hiểm cao độ. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 601 :

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ và do hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi. Theo thông tin mà bạn cung cấp, việc xe ô tô 7 chỗ đâm vào em bạn được xác định là lỗi vô ý của người lái xe. Do đó, gia đình bạn phải được bồi thường thiệt hại về tính mạng cho em bạn.

Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 mục III :

” Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.”

Theo thông tin mà bạn cung cấp, người lái ô tô là tài xế lái xe thuê cho nhà xe, được trả tiền công. Điều đó có nghĩa là anh này không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ôtô đó mà Nhà xe mới là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô. Do đó, Nhà xe mới là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.

2. Trách nhiệm bồi thường như thế nào?

Do em bạn đã tử vong sau tai nạn, do đó vấn đề bồi thường được áp dụng theo quy định của về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Theo quy định tại Điều 591 :

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trường hợp này gia đình bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên Nhà xe phải bồi thường thiệt hại, mức bồi thường hai bên có thể thỏa thuận nhưng phải hợp lý so với chi phí hợp lý cho việc cứu chữa em bạn tại bệnh viện trước khi mất, chi phí cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà em bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng và một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho gia đình em bạn. Trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì khi tiến hành tố tụng, Tòa án sẽ xem xét mức bồi thường dựa vào quy định tại Điều 591 và hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ_HĐTP. Theo đó, em bạn mới 16 tuổi, bị tai nạn gây chấn thương sọ não và mất trong bệnh viện. Do đó, các khoản tiền bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí;…

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng trong trường hợp của em bạn: Cha, mẹ bạn nếu là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng,…

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

Những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của em bạn, nếu không có người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người mà em bạn đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng em bạn được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần này. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của em bạn trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của em bạn, tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý nếu em bạn cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình, theo quy định tại Khoản 4 Điều 585 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi như sau:

“4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”

3. Bên phía gia đình bạn có phải khởi kiện bên xe 7 chỗ không?

Theo thông tin mà bạn cung cấp, sau khi nhận được tin tức trình báo, cơ quan công an đã tiến hành các quy trình điều tra. Theo đó, đã xác định được em bạn 16 tuổi, chạy xe máy dưới 50 phân khối, chạy đúng làn đường, phía bên xe 7 chỗ lấn tuyến và tông em bạn làm chấn thương, sau đó bỏ chạy cả tài xế và xe, hiện trường không thấy dấu phanh xe. Từ những thông tin này, có thể thấy, việc gây tai nạn cho em bạn là lỗi vô ý của tài xế lái xe, Điều 260 015 017 quy định:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy hành vi của người lái xe ô tô đã có dấu hiệu cấu thành tội phạm. Theo đó, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Do đó, gia đình bạn không cần phải nộp đơn yêu cầu khởi tố đến cơ quan công an nữa.

4. Thời gian xét xử vụ tai nạn này tối đa là bao lâu?

Về mặt thời hạn xét xử, đối với việc giải quyết về mặt hình sự. Căn cứ theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời gian xét xử vụ án hình sự phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có: thời hạn điều tra, thời hạn quyết định truy tố, thời hạn chuẩn bị xét xử. Trong trường hợp trên, đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì thời hạn xét xử ít nhất là 8 tháng. Trường hợp vụ án phức tạp thì ở mỗi giai đoạn, người có thẩm quyền có quyền gia hạn theo Luật định.

Vấn đề giải quyết bồi thường thiệt hạ về tính mạng của người thân trong gia đình bạn có thể được giải quyết cùng với việc xét xử hình sự. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn khởi kiện dân sự thì tòa án sẽ tiến hành giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 203 , thời hạn tối đa để chuẩn bị xét xử vụ án tranh cấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.

Ngoài ra, thời gian xét xử một vụ án còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề điều tra, thu thập chứng cứ, kháng cáo, kháng nghị bản án của tòa án,…Việc xét xử phải tuân thủ quy trình chặt chẽ của pháp luật tố tụng và gia đình bạn không thể yêu cầu xét xử sớm hơn được.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *