Tại sao luật không cho người ta sống mà lại đi tử hình ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sự, Tôi đang là sinh viên đang học ngành xã hội học trường đại học Mở Tp.HCM. Tôi có 1 việc tôi rất băn khoăn muốn nhờ luật sư giải đáp giùm ạ. Ở dưới đây là quan niệm cá nhân, nếu nói như dưới đây thì có đúng không ạ. Xin chân thành cảm ơn. Việc xử án vụ thảm sát ở Bình Phước:

Có 2 người bị bản án tử hình về hành vi giết người và cướp tài sản . Emile Durkheim nhà xã hội học người Pháp đã nói về hình phạt cho tội phạm: “Hình phạt thật chính đáng là hình thức nhằm thỏa mãn, an lòng đối với dân chúng”. Có lẽ chúng ta áp dụng theo hình thức này đi bên cạnh là những điều luật của luật pháp . Nhưng có bao giờ chúng ta nghĩ đã người ta giết người là phạm tội vậy thì chúng ta lại đi giết lại người ta thì có phạm tội không? Chẳng khác nào “gậy ông đập lưng ông”. Thay vào đó sao chúng ta không cho người ta sống để người ta đền tội với những gì mình gây ra mà lại đi loại trừ người ta 1 cách vĩnh viễn ra khỏi xã hội này. Mặt khác, về phía gia đình của người phạm tội họ cũng phải chịu cảnh đau buồn khi mất đi 1 người thân của họ. Trong khi chúng ta đều biết cảnh mất người thân là đau buồn như thế nào. Chúng ta nên thay đổi cách nhìn về tội phạm. Hãy biết tha thứ để rồi cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục T của Công ty Xin giấy phép.

>> gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích:

Với vụ thảm sát ở Bình Phước thì 2 tội phạm bị tuyên án về tội giết người và cướp tài sản theo quy định tại Điều 93 và Điều 133 Bộ luật hình sự:

“Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

Điều 133. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Mức phạt cao nhất ở khung hình phạt của 2 tội này đều là tử hình. Trong khi đó 2 tên tội phạm này lại chỉ có được 1 tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (1 người là do bị đe dọa, và 2 người cũng đã thành khẩn khai báo):

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

Việc bạn nói: người ta đi giết người chúng ta lại đi giết người lại, liệu có phải là gậy ông đập lưng ông không ?

Câu “gậy ông đập lưng ông” được từ điển Tiếng Việt giải thích đó là việc ai đó muốn làm điều có hại cho người khác mà lại gây ra cho chính mình. Việc chúng ta giết người (áp dụng hình phạt cho 2 tên tội phạm kia) ở đây không phải là việc làm hại người khác, mà là việc áp dụng thực hiện pháp luật, ai có tội thì người đó sẽ phải chịu tội, chỉ là có người giúp tội phạm đó thực hiện trách nhiệm (đền tội) của mình.

Người thân của những tội phạm đó rất đau buồn, và chúng ta đều biết nỗi đau khi mất người thân trong gia đình đó, nhưng vẫn phải chịu mức án là tử hình. Không thể cho tội phạm đó sống để đền tội như những gì bạn nói, vì pháp luật quy định chỉ đối với những hành vi là lần đầu tiên thực hiện, do lỗi không cố ý của người phạm tội, đồng thời người phạm tội tự nguyện gánh trách nhiệm, khắc phục thiệt hại,… thì mới được giảm nhẹ mức án. Vì 2 tên tội phạm đó thuộc trường phạm tội rất nghiêm trọng, biết mà vẫn làm (ai dù kiến thức hạn hẹp đến đâu cũng biết giết người phải đền tội, mà lại cố tình giết đến 6 người), và cho thấy sự suy thoái đạo đức nghiêm trọng ở những con người này,… Giả sử chúng ta tiếp tục cho những con người như thế này sống thì ai có thể đảm bảo chắc chắn sẽ cải tạo 100%, sẽ chuộc lại lỗi lầm do mình gây ra và liệu ai đảm bảo sẽ không còn có những vụ án tiếp theo do những người khác gây ra do cho rằng luật pháp không đủ tính răn đe ?

Ở Điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng quy định:

“Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật hình sự:

1. Bỏ hình ở các điều 111, 139, 153, 180, 197, 221, 289 và 334.

Sửa đổi cụm từ “hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” thành cụm từ “hai mươi năm hoặc tù chung thân” tại khoản 3 Điều 111, khoản 4 Điều 139, khoản 4 Điều 153, khoản 3 Điều 180, khoản 4 Điều 197, khoản 3 Điều 221, khoản 4 Điều 289 và khoản 4 Điều 334.”.

Như vậy bạn có thể thấy, pháp luật nước ta đã thay đổi theo hướng khoan hồng, những tội phạm chịu hình phạt tử hình nếu ở mức độ nhẹ thì đã được bãi bỏ. Nếu ai cũng nghĩ có thể tha thứ cho lỗi lầm của người khác thì xã hội này đã không cần đến luật pháp. Luật pháp sinh ra là những quy tắc xử sự chung để bất kỳ ai dù làm gì cũng phải tuân theo 1 khuôn khổ chung đó; những tội phạm này đã vượt quá giới hạn của khuôn khổ chung, vượt ra khỏi điều chúng ta đã quy ước với nhau (vi phạm luật ở mức độ nào sẽ phải chịu hình phạt ở mức độ đó) khi biết rõ là việc làm sai trái đến mức nghiêm trọng, không có việc làm nào có thể bù đắp lại nữa thì chắc chắn sẽ không được phép tồn tại ở xã hội này nữa.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *