Tài sản bị thiệt hại thì giữa bên đại lý hay bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi có một câu hỏi cần được tư vấn như sau: Công ty của tôi là công ty cổ phần A đã kí hợp đồng đại lý bán bàn ghế gỗ với một công ty B. Chúng tôi là bên đại lý với hình thức là đại lý độc quyền. Ngày 20/3/2019, Sau khi giao 20 bộ bàn ghế trong đại lý của tôi, tuy nhiên tối hôm đó

nhà hàng xóm bị cháy đã lan sang đại lý của tôi và làm cháy dụi 10 bộ bàn ghế và hư hỏng nhiều bộ khác. Tôi muốn hỏi đại lý chúng tôi có phải chịu trách nhiệm về thiệt hại này không?

TRẢ LỜI:

Trước hết, thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật công ty Xin giấy phép cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi vấn đề của bạn cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã nghiên cứu và tư vấn như sau:

Theo như bạn nói, thì công ty của bạn và công ty B đã ký hợp đồng đại lý thương mại với đối tượng háng hóa là bàn ghế gỗ. Theo 2005 có quy định:

Điều 166. Đại lý thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Vấn đề bị tài sản giao đại lý bị thiệt hại do hỏa hoạn gây ra thì còn phụ thuộc vào hợp đồng đại lý thương mại của hai bên có thỏa thuận vấn đề chịu rủi ro đối với hàng hóa hay không.

1. Trường hợp trong hợp đồng đại lý giữa hai bên có thỏa thuận về vấn đề chịu rủi ro đối với hàng hóa

Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại đó là nguyên tắc ” Tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại”, quy đinh cụ thể tại điều 11 Luật thương mại 2005:

1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Theo đó, nếu như trong hợp đồng đại lý giữa hai bên có thỏa thuận về vấn đề rủi do, thiệt hại đối đối với hàng hóa thì pháp luật sẽ ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Vì vậy, khi hai bên thỏa thuận nếu có rủi ro về hàng hóa xảy ra xác định rõ bên phải nào chịu rủi ro thì bên đó phải chịu thiệt hại.

2. Trường hợp hai bên chưa có thỏa thuận trước về vấn đề chịu rủi do đối với hàng hóa

có quy định về vấn đề chịu rủi ro về tài sản như sau:

Điều 162. Chịu rủi ro về tài sản

1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Trong trường hợp này, nguyên nhân cháy dẫn đến thiệt hại hàng hóa là do cháy bên nhà hàng xóm dẫn đến lan sang đại lý nơi đang chứa các hàng hóa. Từ nguyên nhân này có thể nói rằng đây là trường hợp thiệt hại do ” trường hợp bất khả kháng”. Trong đó, Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Như vậy, việc hỏa hoạn từ nhà bên cạnh làm ảnh hưởng đến đại lý của mình là nằm ngoài ý chí và khả năng ngăn chặn nguy cơ của chủ thể.

Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ Được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra. Tuy nhiên để được miễn nhiệm trong trường hợp bất khả kháng thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, sự kiện gây ra thiệt hại phải là sự kiện bất khả kháng. Trong đó, sự kiện bất khả kháng phải là :

+Sự kiện xảy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng

+ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

+ Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

Thứ hai, bên bị thiệt hại ( công ty A) mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại nhưng không có tác dụng

Như vậy, trường hợp này lại có hai khả năng xảy ra:

– Công ty bạn ( bên đại lý) đã áp dụng mọi biện pháp để giảm thiểu thiệt hại mà không được thì trách nhiệm chịu thiệt hại sẽ thuộc về bên giao đại lý ( công ty B)

Theo khoản 2, điều 351, : “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Trong trường hợp này theo quy định của luật Dân sự cũng như luật Thương mại thì thiệt hại sẽ thuộc về chủ sở hữu tài sản:

Điều 162 BLDS 2015, tại khoản 1 có quy định: “Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”

Điều 170, trong quan hệ đại lý mua bán hàng hóa, “bên giao đại lý là chủ sở hữu đối đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý”

Vì vậy, với tư cách là chủ sở hữu hàng hóa thì bên giao đại lý ( công ty A) phải chịu trách về thiệt hại của hàng hóa

– Công ty bạn ( bên đại lý) không thực hiện các biện pháp để giảm thiểu thiệt hại trong khả năng gây ra thiệt hại thì trách nhiệm chịu thiệt hại đối với hàng hóa sẽ thuộc về bên đại lý

Điều 175 quy định nghĩa vụ của bên đại lý có nghĩa vụ sau :

5. Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra.

Mặc dù không thể dự đoán trước sự kiện hỏa hoạn làm hàng hóa bị cháy đột ngột, nhưng khi xảy ra, công ty A ( bên đại lý) không có các biện pháp ngăn ngừa thiệt hại hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời làm đại lý của công ty bị cháy. Như vậy, trong trường hợp này, công ty bạn ( bên đại lý) đã vi phạm nghĩa vụ ” bảo quản hàng hóa” sau khi nhận. Do đó mà cả 2 công ty ( bên giao đại lý và bên đại lý) phải liên đới chịu trách nhiệm thiệt hại.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự-

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *