Tai nạn giao thông nhưng không biết ai đúng ai sai thì phải bồi thường như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xác định nguyên nhân gây tai nạn và lỗi của các bên trong vụ án tai nạn giao thông là một trong những điều quan trọng nhất để xác định ai đúng – Ai sai trong vụ việc này để làm căn cứ bồi thường thiệt hại. xin giấy phép phân tích và giải đáp một số câu hỏi cụ thể về vấn đề trên:

Mục lục bài viết

1. Tai nạn giao thông nhưng không biết ai đúng ai sai thì phải bồi thường như thế nào?

Chào luật sư, em có một vài câu hỏi mong được giải đáp. Khoảng 12h45 ngày 18/10 chồng em lái xe tải ben 2.5 tấn đi chở hàng khi đi gần đến một ngã tư cách khoảng 10m thì chồng em có bấm còi xe nhưng do vướng 1 bụi cây ven đường phía bên phải nên không giảm tốc độ và tiếp tục cho xe chạy. khi đi đến giữa ngã tư thì có một người đàn ông đi xe máy đi với tốc độ rất nhanh lao từ trong ngõ phía bên phải ra. chồng em đánh lái về phía bên trái đường đồng thời đạp phanh sau nhưng không kịp, người đàn ông đâm vào phía sau bánh lái bên phải của ô tô nhà em.

Chồng em xuống xe thì thấy người đàn ông nằm ngay bên vệ đường máu mũi chảy xuống đường rất nhiều. Chồng em chạy lại và gọi “chú ơi” nhưng không thấy trả lời. Lúc đó có 1 người đàn ông đi ngay sau xe nhà em quay đầu xe và nói “để anh đi gọi cấp cứu” chồng em gọi với “để em bế lên xe chở đi luôn cho nhanh” nhưng người đàn ông đó không nói gì đi luôn. Cùng lúc đó có một người quen chồng em nhờ chú ấy đưa người đàn ông kia đi viện, còn chồng em bắt xe của một người không quen nhờ đưa vào công an phường để trình báo sự việc. Sau khi được đưa lên viện thì người đàn ông đó được kết luận là đã tử vong.Tại hiện trường công an đo được vết phanh xe ô tô là 17.5m, trong người chồng em bằng 0 , tốc độ của xe nhà em là 55km/h.Đoạn đường xảy ra tai nạn là đường mới làm nhiều đá dăm nhỏ, mặt đường rộng 10m và không có bất cứ biển báo gì. Ngoài ra thì gia đình em không được biết thêm thông tin gì, gia đình em có thăm hỏi, xin lỗi và đồng thời đưa cho gia đình nạn nhân 15 triệu đồng để làm lễ mai táng.Trong thời gian diễn ra lễ mai táng gia đình em luôn có 3 người ở gia đình nạn nhân để chia buồn và giúp đỡ công việc. Sau khi kết thúc lễ tang khoảng một một tuần gia đình em có lên để đặt vấn đề đền bù. gia đình nạn nhân có đòi tiền cấp dưỡng cho 3 cháu con của nạn nhân 1 cháu 7 tuổi ,1 cháu 4 tuổi ,1 cháu 2 tuổi cho đến khi các cháu đủ 18 tuổi và cho mẹ của nạn nhân 53 tuổi và tiền bồi thường tinh thần tổng số tiền là 600 triệu nhưng do không biết ai đúng ai sai nên gia đình em phải chịu một nửa là 300 triệu. Do gia đình em không có điều kiện nên không đồng ý.

Vậy cho em hỏi trong trường hợp này chồng em sẽ bị xử như thế nào và gia đình em phải đền bù bao nhiêu tiền?

Cảm ơn luật sư!

Luật sư Lê Minh Trường trả lời VOV2 về hành vi bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông

Trả lời:

Bạn nói chồng bạn lái xe tải đã va chạm vào người đi xe gắn máy và hậu quả là người đi xe gắn máy thiệt mạng.Và chồng bạn đa tận tình đưa người bị nạn đi cấp cứu thăm hỏi đồng thời . Và sau khi đo đạc hiện trường công an không biết là lỗi của ai, và chồng bạn thì cũng không vi phạm về quy định người tham gia giao thông. Trong trường hợp này thì chồng bạn vẫn phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại theo quy định của pháp luật dân sự.

Theo Điều 591.

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Theo quy định pháp luật:

Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

– Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

– Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Gia đình nạn nhân có đòi tiền cấp dưỡng cho 3 cháu con của nạn nhân 1 cháu 7 tuổi ,1 cháu 4 tuổi ,1 cháu 2 tuổi cho đến khi các cháu đủ 18 tuổi ?

Yêu cầu này của gia đình nạn nhân là đúng

Trong trường hợp cụ thể của bạn, người bị thiệt hại có nghĩa vụ nuôi dưỡng với 3 người con chưa thành niên – chưa đủ 18 tuổi, do đó, 3 người con chưa thành niên của người bị thiệt hại là đối tượng được hưởng khoản tiền cấp dưỡng từ chồng của bạn

Chúng tôi không thể xác định cho bạn được mức cấp dưỡng mà chồng của bạn sẽ phải thực hiện với 3 người con chưa thành niên của người bị thiệt hại, bởi mức cấp dưỡng được xác định trên cơ sở là khả năng của chồng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Bản chất của cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do đó, việc chồng của bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng không phải là thay người bị thiệt hại nuôi dưỡng con của họ, mà chỉ là việc đóng góp tiền bạc cùng những người trực tiếp nuôi dưỡng những người con chưa thành niên này mà thôi.

Khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường (tức là chồng của bạn), nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường. Chồng của bạn phải đáp ứng được nhu cầu sống thiết yếu của anh ấy rồi sau đó mới thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tiền bồi thường tinh thần tổng số tiền là 600 triệu nhưng do không biết ai đúng ai sai nên gia đình em phải chịu một nửa là 300 triệu?

Theo khoản 2 Điều 591 thì tiền bồi thường sẽ do gia đình bạn và gia đình người bị thiệt hại thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì số tiền bồi thường tinh thần cho gia đình người bị thiệt hại không quá 60 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định.

>> Xem ngay:

2. Chạy gây tai nạn giao thông và ?

Kính chào Luật sư Minh Khuê! Em có câu hỏi muốn hỏi Luật sư như thế này ạ. Vào ngày 3/9/2018 lúc 19h30, trên đường đang đi về nhà với tốc độ 80km/h (ngoài khu dân cư), em sinh năm 1995 đã có bằng lái xe và giấy tờ xe đầy đủ. Lúc đó trời tối nhá nhem và em bật đèn chiếu gần thì bất ngờ phát hiện 1 người đàn ông điểu khiển xe qua đường, không xi nhan, xe không đèn và từ phía dưới nhà dân và qua đường cách đó 6m. Do đi nhanh và tình huống bất ngờ em đã thắng xe lại và đánh tay lái qua trái cắt ngang trước mặt chú đó, nhưng chú đó lao nhanh qua nên xe của em đã tông vào phía chân trái của chú đó làm chú ngã xuống đường. Người dân đã đưa đi cấp cứu. Em và người bạn đi cùng không bị sao cả và đã gọi gia đình lên bệnh viện để xem, nhưng vì không đội mũ bảo hiểm nên đã bị chấn thương sọ não và qua đời. Gia đình em đã lo chi phí bệnh viện và lo ma chay cho gia đình bên đó nhưng chưa thỏa thuận về việc bồi thường.

Vậy như vụ việc trên của em ai là người sai. Nếu em sai gia đình em phải bồi thường bao nhiêu? Chú đó 48 tuổi có 3 con, con lớn 23 tuổi, con giữa đang học lớp 11 và 1 em út học lớp 8. Nếu gia đình họ thì em có phải đi tù không ạ ?? Nếu kiện thì em phải đi tù bao nhiêu năm ạ?

Xin cảm ơn Luật sư!

>> :

Trả lời:

quy định:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Các khoản bồi thường bao gồm:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Theo đó, mức bồi thường do hai bên thoả thuận. Nếu không thể thoả thuận được thì tối đa là 36 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

– Trong trường hợp bên bị hại khởi kiện, cơ quan điều tra sẽ làm rõ vụ việc. Mặc dù bạn có lỗi là chạy xe quá tốc độ, tuy nhiên người bị hại cũng có lỗi. Bạn cũng đã có trách nhiệm cứu chữa, trả viện phí, mai táng, do đó cũng sẽ được giảm nhẹ tội danh. Bạn có thể chỉ bị xử phạt hành chính hoặc cải tạo không giam giữ. quy định như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

>> Tham khảo ngay:

3. Tư vấn về việc bị tai nạn giao thông trên đường đi làm ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Trên đường đi làm tôi bị tai nạn giao thông do đi sai làn đường. Vậy tôi có được coi là tai nạn lao động không ? Tôi đi đúng giờ và đúng cung đường. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn về việc bị tai nạn giao thông trên đường đi làm ?

Trả lời:

Tai nạn lao động được định nghĩa tại Điều 3 của . Cụ thể:

“Điều 3. Tai nạn lao động

1.Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, bao gồm:

a) Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú, tắm rửa, đi vệ sinh).

2. Những trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý, bao gồm:

a) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở;

b) Tai nạn xảy ra cho người lao động Việt Nam trong khi thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động giao (tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế).

Như vậy, trường hợp của bạn là tai nạn lao trên đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc, bạn đi đúng giờ và đúng cung đường nên trường hợp của bạn được xem là tai nạn lao động theo Điểm a khoản 2 .

>> Xem ngay:

4. Tư vấn về trách nhiệm của người gây tai nạn giao thông có hậu quả nghiêm trọng ?

Em vượt bên phải xe ô tô đi cùng chiều rồi đụng vào cô gái 23 tuổi đi xe đạp sang đường, sau đó em bỏ chạy xe 500m sau mới dừng, nạn nhân bị thương nặng em phải thuê xe cho nạn nhân đi cấp cứu, đến viện làm các xét nghiệm chụp X-Quang thì nạn nhân bị vỡ sọ não, vỡ xương chậu, gãy chân trái, điều trị các vết thương tạm ổn đến nay đã được 3 tháng mà nạn nhân vẫn còn chưa phục hồi trí nhớ, em đã lo liệu tiên thuốc men chữa trị mọi thứ đã đưa cho gia đình là 120 triệu. Vậy em xin hỏi mức bồi thường tối đa là bao nhiêu theo thoả thuận, còn nếu đưa ra xét xử thì là bao nhiêu và phải đi cải tạo bao nhiêu năm ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.V.B

Trả lời:

Điều 601 của quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, trong trường hợp này người gây ra vụ tai nạn giao thông phải bồi thường thiệt hại vì người đó đang điều khiển phương tiện giao thông vận tải thuộc trường hợp quy định tại Điều 601.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 của về nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể mức bồi thường tối đa theo thỏa thuận hay Tòa án quy định là bao nhiêu, mà chỉ quy định mức bồi thường phải được dựa trên các khoản chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe của người bị thiệt hại.

Căn cứ Điều 260 , quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, trong trường hợp này nếu người bị tai nạn được giám định có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên thì người gây tại nạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Khoản 1 Điều 260 và sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

>> Tham khảo ngay:

5. Tư vấn về đòi quyền lợi khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Kính chào luật sư! Tôi có một số thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn như sau: Cách đây hơn một tháng, chị gái tôi có tham gia giao thông, chị tôi đi trên đường một chiều và đã rẽ qua một đoạn đường tắt trên đường chỗ giải phân cách giữa hai làn đường ấy. Sau khi cua đầu xong chị tôi đã đi được khoảng 4 đến 5m vào đúng phần đường của mình thì bị một thanh niên 17 tuổi đi ngược chiều đâm vào. Bên Cảnh sát giao thông bảo chị tôi là lỗi phụ. Thanh niên đó chạy với tốc độ rất nhanh, không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm và xe cũng là xe mượn của người khác. Tai nạn đó khiến chị tôi bị chấn thương sọ não phải điều chị gần 1 tháng mới tỉnh.

– Giờ gia đình tôi muốn đưa đơn ra Tòa án thì phải cần những giấy tờ gì và bao lâu thì Tòa sẽ giải quyết?

– Bên gây ra tai nạn phải đền bù những chi phí gì cho chị tôi? Chị tôi tai nạn phải điều trị ở bệnh viện hết khoảng 40 triệu (chưa tính tiền sinh hoạt và những khoản nhỏ lẻ khác tại bệnh viện). 1 ngày 1 đêm đầu tiên phải có 4 người trông chị tôi, sau khi xuất viện bác sĩ bảo khoảng hai năm sau chị tôi mới bình phục được. Chị tôi làm tiếp thị lương tháng từ khoảng 4.5 triệu đến 5.5 triệu/tháng. Chị tôi còn có hai người con nhỏ nữa. Hiện tại chị tôi chưa có giám định tỉ lệ thương tật nhưng mà theo tôi chấn thương sọ não hôn mê gần 1 tháng cũng được coi là nghiêm trọng. Vậy trong trường hợp này thanh niên kia có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trân trọng cảm ơn!

Người gửi: B.S

Tư vấn về đòi quyền lợi khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Trả lời:

Thông tin mà bạn cung cấp là chưa có mức thương tật cụ thể nên chúng tôi chưa thể kết luận là thanh niên kia sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không theo quy định tại Điều 260 , về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ.

Ngoài ra người thanh niên đó còn có trách nhiệm bồi thường cho chị gái bạn theo quy định tại Điều 590 như sau:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Trong trường hợp có kết luận của cơ quan công an về việc chị bạn cũng có lỗi thì theo quy định tại Điều 585 có quy định;

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”

Do đó trong trường hợp này người đó chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.

Trong tường hợp này gia đình bạn có thể làm đơn yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự gửi tới cơ quan điều tra cơ quan công an cấp huyện để được giải quyết.

6. Giải đáp thắc mắc về tai nạn giao thông ?

Kính gửi các luật sư xin giấy phép, tôi có 1 thắc mắc mong các luật sư giải thích giúp tôi. Anh tôi bị tai nạn giao thông đã mất, khi tim hiểu chúng tôi được công an trả lời là anh tôi đi lấn làn và bị 1 xe máy đi ngược chiều đâm phải, người gây tai nạn cho anh tôi 17 tuổi không có bằng lái xe, và gia đình người gây tai nạn đã bồi thường cho gia đình tôi 28 triệu, chúng tôi muốn họ hỗ trợ hơn nhưng họ không đồng ý. Chúng tôi lên công an hỏi thì được họ giải thích. Do anh tôi đi sai làn nên anh tôi là người sai, anh tôi đã tử vong nên sẽ không khởi tố vụ án, còn người gây tai nạn dù chưa đủ 18 tuổi và không có bằng lái nhưng họ đi đúng phần đường nên họ sẽ không bị khởi tố, số tiền đền bù đó chỉ là chi phí ” tình người với nhau” hỗ trợ ma chay thôi, vậy cho tôi hỏi công an giải thích và xử lý như vậy được chưa, trách nhiệm của gia đình gây tai nạn như vậy được chưa? Xin cám ơn quý công ty.

Giải đáp thắc mắc về tai nạn giao thông ?

Trả lời:

Điều 584 quy định:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo quy định pháp luật thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:

– Phải có thiệt hại xảy ra gồm: Thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất tinh thần;

– Phải có hành vi trái pháp luật: là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động trái với các quy định của pháp luật;

– Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại;

– Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

Như vậy, căn cứ tình huống bạn nêu và quy định của pháp luật, thấy rằng người lái xe và anh bạn cùng có lỗi trong việc xảy ra tai nạn. Do vậy, người lái xe có nghĩa vụ bồi thường trong trường hợp này.

Trong trường hợp người lái xe tải cũng có lỗi thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được xác định theo Điều 591

Như vậy, nếu người lái xe trong tình huống bạn nêu có lỗi (cố ý hoặc vô ý) thì phải bồi thường các khoản như sau:

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không giải quyết yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ..;

– Một khoản tiền bù đắp về mặt tinh thần.

Do pháp luật không có quy định cụ thể về mức tiền được coi là hợp lý cho việc mai táng nên khi bồi thường thì do các bên tự thỏa thuận, và khi Tòa án giải quyết sẽ xác định theo thông lệ chung.

Bên cạnh chi phí mai táng, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh bạn còn được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì được tính bằng 36 tháng lương tối thiểu (1.150.000 đồng x 60).
Mức bồi thường hoàn toàn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

– Đơn khởi kiện theo mẫu;

– Giấy báo tử; hóa đơn, giấy tờ về chi phí mai táng; giấy tờ của cơ quan công an liên quan đến vụ việc; …

– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (chứng thực) của người khởi kiện;

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo .

Do vậy, trong trường hợp trên, công an giải thích và xử lý như vậy là không đúng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật Hình sự – Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *