Tai nạn giao thông gây chết người đã bồi thường và có đơn xin bãi nại thì có bị truy tố nữa không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi gây tai nạn giao thông chết người thì được xếp vào những vụ tai nạn nghiêm trọng và phải tiến hành điều tra dưới góc độ hình sự. Vậy, người gây tai nạn cần xử lý vụ việc này như thế nào? Đơn xin bãi nại của người bị hại có ý nghĩa gì?

Mục lục bài viết

1. Tai nạn giao thông gây chết người đã bồi thường và có đơn xin thì có bị truy tố nữa không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Vừa qua em có tham gia giao thông và gây tai nạn. Em chạy với tốc độ 40km/h. Em không sử dụng bia rượu. Ở đoạn đường em gây tai nạn thì không có điện đường, người qua đường mặc đồ màu đen nên em không thấy được, nơi đó không có vạch kẻ dành cho người đi bộ. Em tông phải người đi bộ ở giữa đường ( đoạn đường này có 3 làn đường ).

Sau khi gây tai nạn em có trực tiếp chở người bị nạn đi cấp cứu. Nhưng do tuổi cao sức yếu nên trong quá trình cấp cứu khôg qua khỏi. Sau đó gia đình em đã khắc phục hậu quả một số tiền để lo ma chay phúng điếu. Gia đình bị nạn cũng đã làm cho em. Cho em hỏi trường hợp của em có phải bị truy tố và phạt tù không ạ ?

Cảm ơn luật sư!

Tai nạn giao thông gây chết người đã bồi thường và có đơn xin bãi nại thì có bị truy tố nữa không ?

Luật sư giao thông trực tuyến

Luật sư trả lời:

Trường hợp bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của thì khi mà gia đình bị hại nộp thì bạn vẫn bị cơ quan công an khởi tố bình thường. Bởi theo quy định của thì chỉ khi nào thuộc các tội sau mới có thể :

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

Còn nếu trường hợp này, cơ quan công an chỉ xác định hành vi của bạn dừng lại ở mức độ bồi thường dân sự thì lúc này sẽ không cần gia đình bị hại làm .

Bạn có thể tham khảo quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Bộ luật hình sự như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

>> Xem ngay:

2. Lái xe ô tô gây tai nạn giao thông đã bồi thường thì có bị phạt tù không ?

Cho em hỏi. Em lái xe ô tô mà gây tai nạn giao thông. Giờ em đã đền 500 triệu rồi. Em có bị khởi tố đi tù không ạ ?

– Huong Pham

>> Xem ngay:

3. Tư vấn pháp luật khi xảy ra tai nạn giao thông ở nước ngoài ?

Xin chào luatminhkhue. Vn. Tôi tên là đặng đình tiến. Sinh năm 1993. Quê quán thanh miện- hải dương. Tôi hiện tại đang sinh sống và làm việc tại đài loan. Tôi có một số câu hỏi về luật pháp về xử lí tai nạn giao thông. Kính mong luatminhkhue.vn giải đáp giúp tôi. Cụ thể, vào hồi 20h30 thứ 7 tuần trước, 11/11/2018. Hai em trai tôi có tham gia giao thông tại đài loan, hai em tôi đèo nhau bằng xe đạp điện, khi băng qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ thì bị một chiếc ô tô taxi đâm phải, tại thời điểm đó em tôi qua đường khi đèn xanh, ô tô taxi vượt đèn đỏ. Hậu quả 2 em tôi bất tỉnh tại chỗ, phải nhập viện. Hiện tại người em lái xe đã tỉnh lại còn người em ngồi sau vẫn đang nằm bất tỉnh. Sau đó môi giới lao động dẫn em tôi đến đồn cảnh sát khai báo, môi giới nói bây giờ em tôi- người lái xe đạp điện phải chịu trách nhiệm thanh toán viện phí và chăm sóc người em ngồi sau xe đạp điện sau khi em ấy tỉnh lại. Vìl ỗi của em tôi là chở người ngồi sau xe trong khi xe đạp điện không cho phép vậy. Vì luật bên đây là vậy. Kính mong luatsuminhkhue.vn giải đáp giúp tôi về trường hợp này. Tôi xin cảm ơn.

– Đặng Tiến

>> Tham khảo ngay:

4. Có thể xin giải quyết tình cảm khi xảy ra tai nạn giao thông không ?

Thưa luật sư, Cho em hỏi em gây tai nạn giao thông được hơn một năm rồi, gia đình em và nạn nhân xin giải quyết tình cảm vậy cho em hỏi gia đình nạn nhân giờ có kiện lại được không ? Cảm ơn!

– Nguyễn Văn Cừ

>> Tham khảo ngay:

5. Thủ tục và mức yêu cầu bồi thường tai nạn giao thông ?

Em chào các anh chị ạ! Em có vấn đề này mong nhận được sự tư vấn giúp đỡ của anh chị. Bố của bạn em bị tai nạn giao thông đã mất, khi tai nạn xảy ra bác đi chung xe với một người quen, bác ngồi sau, xe máy bị 1 ô tô khách đâm vào, bác ngồi sau bị ngã, lúc đó bên nhà xe có đưa bác vào bệnh viện, có chụp chiếu và kiểm tra, bên bệnh viện cũng xác nhận bác mất do tai nạn giao thông, chấn thương cổ. Kết quả có ghi rõ trong hồ sơ khám nghiệm của bệnh viện ạ. Anh, chị cho em hỏi nếu bây giờ bên gia đình yêu cầu bồi thường thì thủ tục và mức bồi thường có theo quy định nào không ạ?

Cảm ơn!

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ theo Điều 591 mức bồi thường đối với gia đình bạn như sau:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mức bồi thường này được quy định chi tiết tại điều 2 mục II :

“2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm

b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

– Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

– Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…

d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.

Để nhận được bồi thường gia đình bạn có thể tự yêu cầu và thỏa thuận với người gây tai nạn, trường hợp phía gây tai nạn không tự nguyện bồi thường gia đình bạn có thể tiến hành khởi kiện yêu cầu bồi thường ra Tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi bị đơn cư trú.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

6. Tư vấn trách nhiệm của chủ hãng vận tải khi xe ô tô thuộc sự quản lý gây tai nạn giao thông ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Công ty A do tôi làm chủ sở hữu có giấy phép kinh doanh lĩnh vực vận tải hành khách. Anh B là anh họ tôi, muốn gửi một chiếc xe vào công ty tôi, tất nhiên là trên giấy tờ là Tên Công ty tôi (lãi lỗ anh B tự chi phí tự chịu – tôi chỉ đứng tên).

Tôi muốn hỏi luật sư có cách nào để sau này lỡ xe có gây ra tai nạn thì tôi không phải bồi thường, hay bị truy cứu trước pháp luật không ạ ? Mà người bồi thường và chịu trách nhiệm chính là anh B.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: A.Q

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ Điều 584 quy định về căn cứ bồi thường thiệt hại như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy theo pháp luật quy định thì người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản , quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp người của pháp nhân gây ra thiệt hại phải bồi thường được quy định tại Điều 597 như sau:

Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại điều này, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Khái niệm “người của mình” theo quy định tại Điều 597 được hiểu là bất cứ thành viên nào của pháp nhân. Thành viên này có thể được pháp nhân tuyển dụng vào làm việc theo các quan hệ hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, đang trong ….

Với câu hỏi của bạn là việc anh họ bạn gửi xe vào công ty bạn tức là việc chiếc xe đứng tên công ty và anh bạn được tự ý sử dụng chiếc xe đó mà không phải sử dụng xe để thực hiện những nhiệm vụ công ty giao cho. Như vậy, anh bạn không phải là thành viên của công ty bạn, anh bạn không được công ty bạn tuyển dụng làm việc theo . Căn cứ Điều 597, khi có thiệt hại xảy ra do lỗi của anh bạn trong quá trình sử dụng xe thì pháp nhân tức là công ty bạn sẽ không phải bồi thường thiệt hạn. Do đầu tiên là anh họ bạn không phải là người của pháp nhân, thứ 2 công ty bạn không giao nhiệm vụ cho anh họ bạn mà việc sử dụng xe là việc anh họ bạn tự ý sử dụng, thứ ba, căn cứ Điều 584, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý gây ra thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như vậy, anh họ bạn do lỗi vô ý hay cố ý gây thiệt hại thì anh họ bạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Kết luận: Vậy khi xe có gây ra tai nạn thì bạn không phải bồi thường, hay bị truy cứu trước pháp luật mà người bồi thường và chịu trách nhiệm chính là anh bạn trong trường hợp anh họ bạn không phải là người của công ty bạn và công ty bạn không giao nhiệm vụ cho anh bạn.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *