Sự khác nhau giữa Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Phòng công chứng và Văn phòng công chứng đều là các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm đảm bảo tính an toàn, phòng ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>> 

Phân biệt giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Luật Công chứng 2006 là văn bản quy phạm pháp pháp luật chính thức đầu tiên ở nước ta công nhận việc xã hội hóa công chứng. Luật Công chứng 2014 đã tiếp tục kế thừa và đẩy mạnh hơn nữa chủ trương xã hội hóa công chứng. Từng bước chuyển giao hoạt động công chứng cho các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả công chứng và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tiến tới hội nhập quốc tế. Điều này được thể hiện bằng việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng bên cạnh sự hoạt động của Phòng công chứng như trước đây.

Sự khác nhau giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng:

Tiêu chí

Phòng công chứng

Văn phòng công chứng

Pháp luật điều chỉnh

Khái niệm

Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư Pháp, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng hành nghề công chứng theo pháp luật công chứng.

Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch; có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng các nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Tên gọi

Tên gọi bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng thành lập.

Tên gọi bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Người đại diện theo pháp luật

Trưởng phòng.

Trưởng phòng công chứng là công chứng viên, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm.

Trưởng Văn phòng.

Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Người thực hiện công chứng

Công chứng viên.

Công chứng viên thuộc Phòng công chứng là công chức, viên chức nhà nước được hưởng lương từ ngân sách.

Công chứng viên và người không phải là công chứng viên.

Công chứng viên của văn phòng công chứng không phải là công chức, viên chức nhà nước, được hưởng lương từ các khoản thu nhập từ nguồn phí công chứng, thù lao công chứng và nguồn thu hợp pháp khác của hợp đồng công chứng.

 

Nguồn tài chính

– Kinh phí nhà nước cấp

– Thù lao công chứng

– Kinh phí được trích từ hoạt động công chứng

– Phí công chứng

– Thù lao công chứng

– Kinh phí đóng góp của công chứng viên

– Các nguồn thu khác

Thành lập

Căn cứ vào nhu cầu tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ để xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Các công chứng viên nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Hợp nhất, giải thể

Phòng công chứng chỉ được chuyển đổi, giải thể, chứ không được phép thực hiện các hoạt động sáp nhập, hợp nhất.

Văn phòng công chứng được thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất hai hoặc một số Văn phòng công chứng và chuyển nhượng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *