Sử dụng tiền gửi nhầm vào tài khoản có bị xử phạt không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi có một số vướng mắc như sau mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi được người khác chuyển nhầm vào tài khoản ngân hàng với số tièn là 15 triệu sau đó tôi đã rút ra tiêu dùng, 2 ngày sau vẫn chủ tài sản đó gửi vào tài khoản tôi 30 triệu nữa, sau đó ngân hàng có thông báo cho tôi về việc chuyển nhầm tiền và yêu cầu tôi trả lại cho chủ sở hữu. Tôi tiếp tục rút số tiền ra dùng và hiện không có khả năng trả số tiền đó. Vậy ngoài việc phải trả lại số tiền, tôi có bị xử lý gì không? Cảm ơn luật sư đã tư vấn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

 

Thứ nhất về mặt dân sự:

Căn cứ vào Điều 579, :

Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”

 

Trường hợp số tiền gửi nhầm vào tài khoản của bạn lần thứ nhất là 15 triệu bạn đã rút và 2 ngày sau bạn lại tiếp tục nhận được 30 triệu chuyển nhầm vào tài khoản của bạn bạn tiếp tục rút. Sau đó Ngân hàng thông báo và liên lạc với chủ tài khoản là bạn để yêu cầu trả lại số tiền trên. Theo quy định của luật tại Điều 579 , khi “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bạn đã cố ý sử dụng số tiền đó và hiện tại không có khả năng trả lại số tiền do đó bạn có thể bị khởi kiện dân sự yêu cầu trả lại số tiền trên.

 

Thứ hai về mặt hình sự:

 Căn cứ vào Điều 176  về tội chiếm giữ trái phép tài sản 

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản tộ giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

Trong trường hợp bạn nhận số tiền với trị giá hai lần chuyển là 45 triệu, bạn không giao trả cho chủ sở hữu ngay cả khi chủ sở hữu đã tìm đến thì bạn sẽ bị khởi tố về tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 176 

Các yếu tố cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

– Mặt khách quan gồm các dấu hiệu sau:

Xét về hành vi: hành vi (không hành động) cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan trách nhiệm.Tài sản mà người phạm tội chiếm hữu, có được là do bị người khác giao nhầm.

Xét về giá trị tài sản: Giá trị tài sản chiếm 45 triệu đã đủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tính từ khi thời điểm yêu cầu giao trả tài sản kết thúc thì việc chiếm giữ các đối tượng nêu trên của người bị yêu cầu trở thành bất hợp pháp.

Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể: Chủ thể của tội này là ngưòi có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 

Về hình phạt: Mức hình phạt của tội này khung một, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

Như vậy, nếu không có ý trả lại tài sản cho người gửi nhầm số tiền thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện đề kiện đòi tài sản.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *