Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tại nơi không đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép! Tôi có một câu hỏi mong được tư vấn như sau: Tôi đăng ký BHYT tại bệnh viện Châm cứu Trung ương nhưng giờ tôi muốn khám bệnh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì có mất phí không ạ?

Trong trường hợp mất phí thì tôi muốn ở bệnh viện Châm cứu Trung ương để được khám chữa bệnh tại bệnh viện Phụ sản Hà nội không mất phí thì có được không ạ? Trân trọng./.

Luật sư trả lời:

Căn cứ pháp lý

4

Nội dung tư vấn

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Luật BHYT 2014:

“Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

Theo đó, tại thời điểm hiện nay, nếu nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của bạn là bệnh viện Châm cứu TƯ nhưng bạn đi khám trái tuyến tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (cấp tỉnh) thì BHYT chỉ có nghĩa vụ thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú so với mức hưởng khi khám đúng tuyến. Phần chi phí còn lại bạn sẽ là người phải thanh toán.

Căn cứ quy định tại Điều 27 Luật BHYT 2008:

“Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.”

Theo thông tin mà bạn cung cấp, bệnh viện Châm cứu TƯ là bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện tuyến tỉnh, do đó bạn chỉ được phép chuyển tuyến điều trị khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT:

“Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.”

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Chuyên viên tư vấn pháp luật Ngô Trang –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *