Sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bị đóng mã số thuế nên xử lý như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Ngày 20/06/2016, công ty tôi có sử dụng hoá đơn GTGT số 1358 của Công ty B để kê khai. Hiện nay Công ty công ty B đang bị thanh tra do có hoạt động mua bán hoá đơn.

Ngày 10/2/2017, công ty B đã bị đóng mã số thuế. Tuy nhiên, việc mua bán hàng hoá với Công ty B là có thật. Căn cứ vào hoá đơn số 1358, Cục thuế tỉnh X đang cho rằng Công ty tôi có hành vi mua bán hoá đơn và hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Việc Cục thuế kết luận như thế này là đúng hay không ? Cảm ơn!

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:  

hướng dẫn thi hành và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

2. Nội dung phân tích:  

– Theo Điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

“Điều 22. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).”

Căn cứ theo quy định trên, tại thời điểm ngày 20/06/2016, Công ty B chưa bị đóng mã số thuế nên không thể kết luận Công ty chị sử dụng hoá đơn 1358 là hoá đơn bất hợp pháp.

– Theo điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

‘Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách;…”

Căn cứ quy định nêu trên, hành vi mua bán hoá đơn được coi là việc Công ty không mua hàng của Công ty B nhưng lại sử dụng hoá đơn của Công ty B để tiến hành kê khai. Tuy nhiên, trường hợp này Công ty chị khẳng định việc mua hàng hoá là có thật, có kê khai đầu ra của hàng hoá, có chứng từ thanh toán và có hợp đồng mua hàng hoá.

Vì vậy, Cơ quan thuế chưa chỉ ra được chứng cứ nào mà đã kết luận Công ty chị có hành vi mua bán hoá đơn là chưa có căn cứ của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn, phân tích quy định pháp luật của chúng tôi. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật Thuế – Công ty Luật TNHH Minh Khuê.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *