Say rượu đập phá nhà người khác bị xử lý như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào luật sư, em có vấn đề mong được tư vấn như sau: Gia đình em ở quê, trong xóm có một thanh niên cứ mỗi lần uống rượu say xỉn lại lên nhà em đập phá cửa. Thời gian hắn quậy phá tầm 22h-00h làm cho gia đình em không thể nào ngủ được.

Mục lục bài viết

Vì nghĩ hắn say xỉn và cũng là hàng xóm sát bên nhà nên ba mẹ e rất nhịn chỉ nói nhỏ nhẹ đẻ hắn đi về nhưng vì thấy như vậy nên hắn làm tới cứ mỗi lần uốn rượu xỉn lại tìm lên nhà em gõ cửa vào khuya. Gõ hết cửa phòng khách đến cả phòng cửa sổ phòng ngủ ba em trong khi gõ có kèm theo những câu nói xúc phạm, khiêu khích gia đình em. Em rất bức xúc và nay muốn làm đơn gửi lên công an xã để xử lý những kẻ như vậy cho gia đình em được yên ổn. Nhưng không biết phải tố cáo hắn với tội danh gì? Và nếu viết đơn có cần bằng chứng gì hay không để cơ quan giải quyết? Mong được sự giải đáp của luật sư . Em chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

Say rượu đập phá nhà người khác bị xử lý như thế nào?

(Ảnh minh họa)

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Phạm tội khi đang say rượu có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu được quy định tại Điều 13 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

=> Do đó, hành vi đạp phá nhà người khác khi say rượu của người hàng xóm đối với gia đình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và

2.2 Hành vi đập phá, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Căn cứ theo Điều 178 có quy định thì:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị về hành vi mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội danh này có thể được hiểu như sau: Điều này quy định hai tội: Tội huỷ hoại tài sản và tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Tội phạm được thực hiện bằng hành vi huỷ hoại và làm hư hỏng tài sản. Các tội phạm này xâm hại trực tiếp đến quyền sở hữu của cá nhân, tập thể, Nhà nước,…

Huỷ hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản bị giảm thiểu hoặc mất đi giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục được. Hành vi phạm tội có thể được thực hiện thông qua hành động như đập, phá, đốt, … hoặc không hành động như bắt buộc phải bảo dưỡng máy móc theo định kỳ nhưng cố tình không làm, dẫn đến máy móc hư hỏng, không còn khả năng sử dụng,…

Hậu quả xảy ra là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội huỷ hoại tài sản. Tội phạm được coi là hoàn thành khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Để truy cứu trách nhiệm hình sự phải xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi huỷ hoại tài sản và hậu quả xảy ra. Người có hành vi huỷ hoại tài sản chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi này gây thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên, trường hợp gây thiệt hại dưới 2 triệu đồng thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Về trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có tính chất giống với hành vi huỷ hoại tài sản. Hành vi làm hư hỏng tài sản là hành vi cố ý làm mất đi giá trị sử dụng của tài sản. Mức độ giá trị sử dụng tài sản của hành vi huỷ hoại là tài sản bị mất hoàn toàn hoặc khó có khả năng khôi phục lại, còn ở hành vi làm hư hỏng thì vẫn còn khả năng khôi phục lại được và hậu quả là tài sản bị hư hỏng.

Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự , đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

2.3 Xử phạt ?

Trong trường hợp hành vi đập phá của nhóm người kia chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ có thể bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 như sau:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý; Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm phápluật mà có;Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Bên cạnh việc phải chịu hình phạt cho hành vi trái pháp luật của mình thì những người hàng xóm còn phải bồi thường thiệt hại mà họ gây ra cho bạn theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Để chứng minh hành vi phạm tội của người hàng xóm thì bạn có thể cung cấp các chứng cứ cho cơ quan điều tra như quay video ghi lại diễn biến sự việc, chứng minh được các thiệt hại mà người đó gây ra để kịp xử lý kịp thời và nhanh chóng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *