Sang tên sổ đỏ chia thừa kế như thế nào sau khi bố và mẹ kế mất ?

Sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) được sang tên dưới nhiều dạng khác nhau như: Được thừa kế, được tặng cho, mua bán, chuyển nhượng đất… vậy, thủ tục sang tên sổ đỏ thực hiện như thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Sang tên sổ đỏ chia thừa kế như thế nào sau khi bố và mẹ kế mất ?

Thưa luật sư,cháu có câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp ạ. Bố cháu ở Hưng Yên lấy mẹ cháu và sinh được 4 anh em cháu. Bố cháu công tác ở cẩm phả,quảng ninh và sau đó lấy thêm vợ 2 tại tp Hạ Long,Quảng Ninh và sinh được 1 người con. Sau đó ông đón cháu và chị gái cháu ở quê ra để ông cùng mẹ 2 chăm sóc. Ông và mẹ 2 có 1 mảnh đất mang tên ông và mẹ 2.

Hiện tại bố cháu và mẹ 2 đều đã mất. Mảnh đất này hiện tại cho cháu và em con mẹ 2 sử dụng không có tranh chấp, em ấy muốn cho cháu 1 phần đất ở đây. Vậy thủ tục sang tên sổ đỏ thực hiện như thế nào ạ ? Có thể sang tên toàn bộ cho em rồi em ấy sẽ cho tặng lại 1 phần cho cháu không hay làm theo kiểu thừa kế trực tiếp cho cháu ạ ? Các bước làm như thế nào ạ ? Bố cháu tuy có tên trong sổ đỏ nhưng lại không có trong sổ hộ khẩu gia đình của mẹ 2 và cũng không có khẩu tại địa chỉ trên sổ đỏ thì có rắc rối gì không ạ ?

Kính mong luật sư giúp đỡ cháu với ạ. Chúc các luật sư sức khỏe và thành công ạ.

Sang tên sổ đỏ chia thừa kế như thế nào sau khi bố và mẹ kế mất ?

Luật sư tư vấn luật Đất đai về việc sang tên sổ đỏ, gọi ngay:

Luật sư tư vấn:

Một là người sử dụng đất được thực hiện các quyền khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 168 quy định:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.”

Như vậy, việc bố bạn không có tên trong sổ hộ khẩu gia đình của mẹ hai và cũng không có khẩu tại địa chỉ trên sổ đỏ thì không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu quyền sử dụng đất.

Bạn không cung cấp rõ thông tin về thời điểm bố bạn và mẹ hai kết hôn và bạn không nói rõ bố bạn và mẹ 2 kết hôn có giấy đăng ký kết hôn hợp pháp hay không nên chưa thể xác định quan hệ vợ chồng giữa bố bạn và mẹ 2 có là quan hệ vợ chồng hợp pháp hay không. Hơn nữa, bạn không nói bố, mẹ mất có để lại di chúc hay không nên chúng tôi tạm hiểu bố mẹ bạn mất không để lại di chúc, do đó, việc thừa kế sẽ chia theo pháp luật.

Thứ hai là về vấn đề thừa ké theo pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 651 có quy định cụ thể như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, bạn không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của mẹ hai bạn. Bạn chỉ được hưởng di sản thừa kế từ di sản của bố bạn.

Bạn không nói rõ bố bạn mất trước hay mẹ hai mất trước. Nếu bố bạn mất trước thì bạn được hưởng một phần di sản của bố bạn. Di sản của bố bạn được chia cho cả mẹ hai bạn và các con của bố bạn (nếu bố mẹ bạn kết hôn hợp pháp) và bạn chỉ được hưởng một phần di sản của bố bạn. Khi đó, quyền sử dụng mảnh đất đó sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của những người cùng hàng thừa kế. Vậy nên, bạn phải tập hợp những người hưởng di sản để thỏa thuận chia di sản thừa kế của bố bạn.

Nếu bố bạn mất sau khi mẹ hai bạn mất thì bố bạn được hưởng di sản thừa kế của mẹ hai (nếu bố bạn và mẹ hai kết hôn hợp pháp). Và bạn sẽ được hưởng di sản thừa kế của bố bạn. Khi đó, bạn cũng phải thực hiện việc thỏa thuận với những người cùng hưởng di sản thừa kế của bố bạn để thực hiện việc chia thừa kế.

Như vậy, bạn và em trai bạn không có quyền quyết định chủ sở hữu quyền sử dụng mảnh đất bạn và người em đó đang ở mà cần phải căn cứ vào sự thỏa thuận với những người thừa kế khác. Nếu sau khi thỏa thuận mà bạn được quyền sử dụng một phần diện tích đất đó thì bạn mang giấy tờ chứng minh thỏa thuận giữa những người thừa kế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố bạn, giấy chứng tử của bố bạn để thực hiện thủ tục tách thửa và xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

>> Bài viết tham khảo thêm:

2. Hướng dẫn sang tên sổ đỏ từ ông ngoại sang cho con gái ?

Xin chào luật sư! Cho em hỏi như bây giờ bà ngoại em mất rồi còn ông ngoại. Em làm thế nào để có thể chuyển nhượng được sổ đỏ từ ông ngoại em sang tên của mẹ em được ạ ?

Em xin cảm ơn!

Hướng dẫn sang tên sổ đỏ từ ông ngoại sang cho con gái ?

Trả Lời:

Theo như dữ liệu bạn cung cấp thì chúng tôi chia làm 2 trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất: nếu ngôi nhà này là tài sản riêng của ông ngoại bạn thì ông bạn có toàn quyền định đoạt ngôi nhà này cũng như có quyền sang tên ngôi nhà này cho mẹ bạn

Căn cứ theoq uy định tại Điều 43 có quy định cụ thể như sau:

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở;

– Hộ khẩu thường trú của người mua;

– Trích lục thửa đất;

– Hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực;

– Chứng từ nộp tiền thuế đất.

Các khoản thuế phải nộp:

– Thuế chuyển quyền sử dụng đất ở;

– Lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở;

Trường hợp thứ hai: đây là tài sản chung của ông và bà bạn thì ông bạn chỉ có quyền định đoạt phần tài sản của ông bạn trong khối tài sản chung cho mẹ bạn chứ không có quyền định đoạt toàn bộ tài sản.

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Do đó trong trường hợp này sẽ khó mà chuyển nhượng. Nhưng nếu mẹ bạn là con một và chỉ có ông bạn với mẹ bạn thuộc hàng thừa kế thì sau khi chia di chúc theo pháp luật ông bạn có thể để lại phần tài sản của ông bạn cho mẹ bạn thì lúc đó mẹ bạn có toàn quyền sở hữu nhà hợp pháp và có thể sang tên. hoặc nếu như trong hàng thừa kế còn có các đồng thừa kế khác nhưng họ làm giấy để cho mẹ bạn là người thừa kế toàn bộ thì lúc này cũng có thể sang tên được.

3. Việt kiều làm sao để bán đất ? Thủ tục sang tên sổ đỏ thế nào ? Mức phí thuế khi sang tên ?

Luật sư cho em hỏi việc như thế này ạ : – Cô em đứng tên sổ đỏ có mảnh đất ở hà đông , hiện cô sống ở berlin ko về Việt Nam nữa. Trước khi cô sang đã làm giấy ủy quyền cho con ruột cô được sử dụng mua, bán mảnh đất này có công chứng rồi.

Bây giờ cô và con cô muốn bán mảnh đất này thì em hỏi luật sư tư vấn giúp em nhà cần những thủ tục gì để sang tên cho người mua làm sổ đỏ ? Phí thuế hết như thế nào ?

Em xin chân thành cảm ơn ạ.

Việt kiều làm sao để bán đất ? Thủ tục sang tên sổ đỏ thế nào ? Mức phí thuế khi sang tên ?

Luật sư trả lời:

Để có thể tiến hành thủ tục bán đất, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Hợp đồng ủy quyền bán đất (đã công chứng).

Trong thông tin bạn không nói đến chồng của cô bạn, nếu cô bạn mua đất trong thời kì hôn nhân thì mặc dù cô bạn đứng tên trên sổ đỏ nhưng khi ủy quyền cho con phải có chữ ký của cả bố và mẹ, vì tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng và việc định đoạt tài sản đó phải được sự đồng ý của cả vợ và chồng.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Sổ hộ khẩu của cô bạn

– Chứng minh thư nhân dân của cô bạn và con của cô.

Khi có đủ các giấy tờ trên, người con cần thực hiện các thủ tục sau để bán đất cho người mua:

Thứ nhất, các bên đến cơ quan công chứng lập hợp đồng chuyển nhượng, hoặc: các bên tự lập hợp đồng chuyển nhượng rồi mang đến cơ quan công chứng để công chứng. Cơ quan công chứng ở đây là tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.

Thứ hai, kê khai và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp lệ phí trước bạ – đối với bên mua. nộp thuế thu nhập cá nhân – đối với bên bán) tại UBND cấp huyện nơi có bất động sản.

Thứ ba, đăng ký sang tên:

Trình tự, thủ tục trong trường hợp chuyển nhượng được quy định tại khoản 1,2 Điều 79 như sau:

Điều 79. Trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

b) Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Theo quy định của luật thuế thu nhập cá nhân thì khi chuyển nhượng bất động sản, người chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất là 2%. Nghĩa là, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi chuyển nhượng bất động sản sẽ bằng giá chuyển nhượng bất động sản x 2%

4. Làm thế nào để sang tên sổ đỏ từ bà ngoại cho mẹ?

Thưa luật sư, Cho Em hỏi là năm 2002 mẹ Em có mua đất làm giấy tờ tai nhưng lúc đó vì không có hộ khẩu nên có nhờ bà ngoại em đứng tên dùm, rồi sau đó nhờ ngoài làm giấy là cho lại con là mẹ em. Nhưng có một vấn đề phát sinh là khi làm sổ đỏ thay vì cho tên mẹ em thì lại nghi tên chủ sổ hữu là “Hộ gia đình”. Như vậy, Em cần phải làm giấy tờ lại như thế nào và có khó khăn lắm không ?

Em mong được tư vấn.

Làm thế nào để sang tên sổ đỏ từ bà ngoại cho mẹ?

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, hợp đồng tặng cho Quyền sử dụng đất phải đảm bảo đủ điều kiện có hiệu lực:

Căn cứ theo Điều 117

Điều 117, Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

Thứ hai, có sự nhầm lẫn về chủ sở hữu quyền sử dụng đất, bạn sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đính chính thông tin theo khoản 1 Điều 106 :

Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây;

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d, Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

Thứ ba, thẩm quyền giải quyết vấn đề của bạn

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn là cơ quan có thẩm quyền giải quyết cụ thể:

Điều 105. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

>> Xem thêm:

Chú ý khi bạn yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện đính chính thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn phải có đơn yêu cầu đính chính, kèm theo căn cứ chứng minh ví dụ như hợp đồng tặng cho giữa bà ngoại và mẹ bạn, các giấy tờ liên quan khác…..

5. Bố mất không để lại di chúc, làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho con?

Thưa luật sư, xin hỏi: Bố mất nhưng chưa chuyển nhượng đất cho con cái bây giờ phải làm thế nào ạ ? Cảm ơn!

Bố mất không để lại di chúc, làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho con?

Luật sư tư vấn:

Bước 1: Bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng:

Quy trình khai nhận di sản tại phòng công chứng:

Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/ cán bộ thụ lý hồ sơ

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng

Hồ sơ thủ tục bao gồm: Bản sao có công chứng các giấy tờ sau:

– Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế

– CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ bạn và của bạn

– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)

– Giấy chứng tử của cha bạn

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ bạn ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).

– Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con ( sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh của bạn )

– Nếu cha bạn còn những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất ngoài bạn thì cần phải có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của những người này ( điều này có thể được thể hiện trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ) .

Số lượng hồ sơ: 1 bộ.

Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.

Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản

Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Bước 2: Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, bạn tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất theo thủ tục sau:

  • Nôp hồ sơ tại phòng đăng ký đất đai ( thường gọi là bộ phận 1 cửa) của UBND cấp huyện
  • Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan này sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

Trong trường hợp của bạn , do việc sở hữu nhà ở là từ việc thừa kế từ cha sang con nên sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ)

  • Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để bạn đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế
  • Sau khi đã nộp thuế, bạn nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian bạn đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

– Giấy tờ về thừa kế như:Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước);

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;

– Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).

– Giấy chứng tử;

– Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *