Sang đường không xin nhan dẫn đến tai nạn bị xử lý thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi đang đi trên đường thì có 1 người đi xe cùng chiều qua đường bất ngờ mà không bật tín hiệu xin đường nên đã xảy ra va chạm, xe em có bị hư hại, còn về người thì bị thương nhưng nhẹ. Vậy trách nhiệm trong trường hợp này xử lý thế nào? Xe bị giữ thì giữ trong bao lâu? Tôi cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn tới bộ phận tư vấn luật của chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 46/2016/NĐ-CP về trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

Luật 2012.

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)

Ngoài ra theo quy định tại khoản 12 Điều 6,

12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm m, Điểm n, Điểm o Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5;

Căn cứ các quy định trên, người điều khiển xe mô tô khi mà gây tai nạn thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, đồng thời sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Ngoài ra, người gây tai nạn còn có trách nhiệm bồi thường cho người bị tai nạn tương đương với mức thiệt hại về sức khỏe và tài sản. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận và phù hợp với thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại về sức khỏe của người bị tai nạn và thiệt hại về tài sản bị hư hỏng.

Về vấn đề , tại Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, trong trường hợp cần tạm giữ phương tiện giao thông thì CSGT sẽ lập biên bản tạm giữ phương tiện và thời gian tạm giữ là 07 ngày, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *