Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với giao dịch liên kết được thực hiện như thế nào?

Những điểm mới hiện nay trong những doanh nghiệp có phát sinh Giao dịch liên kết khi quyết toán thuế TNDN 2017 gồm những gì? Các doanh nghiệp đó cần thực hiện những lập hồ sơ, chứng từ hay kê khai nghĩa vụ giao dịch liên kết như thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thuế của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

2. Luật sư tư vấn:

2.1. Giao dịch liên kết khi quyết toán thuế TNDN 

“Giao dịch liên kết” về cơ bản ở Nghị định 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) và Thông tư 66/2010/TT-BTC (Thông tư 66) xác định các bên liên kết về cơ bản như nhau đều dựa trên một trong những mối quan hệ:

– Về Vốn theo cả chiều dọc và chiều ngang (được hiểu: Vốn sở hữu của một bên trong bên kia hoặc hai bên cùng có vốn sở hữu của một bên khác);

– Về Điều hành (thành viên ban lãnh đạo của một bên do bên kia chỉ định, hai bên có cùng thành viên ban lãnh đạo, hai bên được điều hành bởi các cá nhân có quan hệ nhân thân với nhau);

– Về Nợ vay (một bên bảo lãnh hoặc cho bên kia vay);

– Về Cơ sở hoạt động cố định (địa điểm kinh doanh, hai bên có quan hệ về cùng trụ sở chính hoặc cùng là cơ sở thường trú của một bên nước ngoài khác).

Để hiểu rõ các bên có quan hệ liên kết gồm những đối tượng nào? Mời các bạn xem chi tiết: Các bên có quan hệ liên kết 

Ở Nghị định 20 nâng mức sàn về quan hệ liên kết thông qua vốn từ 20% lên 25%, hay trong quan hệ vay cũng vậy được nâng lên từ 20% (Theo thông tư 66) giờ lên 25% (Theo nghị định 20).

Mặt khác, Ở Thông tư 66 có quan hệ về hợp đồng trong những trường hợp hợp tác kinh doanh hoặc trên 50% giá thành sản phẩm hoặc doanh thu hoặc chi phí đầu vào của một bên bị kiểm soát bởi các giao dịch với bên kia. Những ở Nghị định 20 thì không chi tiết rõ như vậy, và được quy định bao quát như:  “sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế”, thêm nữa ở nghị định 20 xem “Bản chất hơn hình thức”. Đây là một điểm cần lưu ý khi triển khai.

2.2  Về chi phí không được trừ khi xác định Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Cơ quan thuế sẽ loại bỏ các chi phí không được trừ nếu chi phí của các giao dịch liên kết nếu Chi phí thuế khi Giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập

– Chi phí phát sinh từ giao dịch liên kết vẫn sẽ không được trừ vào chi phí tính thuế trong kỳ nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh của các bên không có liên quan với nhau;

– Quy mô hoạt động của bên nhận thanh toán không tương xứng với giá trị giao dịch;

– Nhận thanh toán không có trách nhiệm liên quan đến hàng hóa, tài sản trong giao dịch với doanh nghiệp nộp thuế;

– Bên nhận thanh toán là đối tượng cư trú của quốc gia không thu thuế TNDN.

– Đối với chi phí lãi vay, khoản này chỉ được trừ nếu không vượt quá 20% lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao. Doanh nghiệp cần lưu ý là Nghị định 20 không nói rõ chi phí lãi vay trên đây chỉ áp dụng với giao dịch vay liên kết nên sẽ tính dựa trên chi phí lãi vay của tất cả các khoản vay.

Do vậy, DN cũng chỉ được trừ chi phí lãi vay trả cho bên liên kết cho vay không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế nếu không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm vay và doanh nghiệp đi vay đã phải góp đủ vốn điều lệ.

2.3 Về kê khai và lập hồ sơ xác định giá của giao dịch liên kết

Với hành lang pháp lý như ở Thông tư 66 hay đến nay là Nghị định 20 thì các DN phải kê khai giao dịch liên kết và nộp cùng với tờ khai quyết toán thuế TNDN năm. Nhưng theo Nghị định 20 thì sẽ có một số trường hợp được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết, hoặc phải kê khai nhưng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

2.4 Thời gian kê khai và nộp hồ sơ xác định giá giao dịch khi quyết toán thuế TNDN 

– Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết phải được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và phải lưu giữ, cung cấp cho cơ quan thuế khi có yêu cầu.

– Một bộ hồ sơ phải bao gồm hồ sơ quốc gia, hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao.

Quy định mới này làm tăng thêm trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp cả về khối lượng thông tin lẫn thời gian chuẩn bị hồ sơ, đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan thuế có thêm dữ liệu để đánh giá, so sánh giao dịch của các tập đoàn đa quốc gia trước khi xem xét giá giao dịch liên kết.

– DN cần có sự hiểu biết và chuẩn bị đầy đủ trước những sự thay đổi của pháp luật. Trong trường hợp của Nghị định 20, công việc của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết sẽ tăng lên và phức tạp hơn khi doanh nghiệp phải chứng minh bản chất giao dịch, lập hồ sơ nhiều cấp độ bao gồm cả thuyết minh cho hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, thu thập thông tin liên quan để giải trình những nghi vấn của cơ quan thuế. Trong trường hợp DN không chuẩn bị hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết để giải trình với quan thuế có thể bị ấn định thuế theo Quy định của Luật quản lý thuế.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *