Quyết định đình chỉ vụ án khi đương sự có đơn?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mong luật sư tư vấn cho tôi: Tôi bị X đánh, chém dẫn đến thương tích khá nặng, tôi đã trình báo Công an và Công an cũng đã vào cuộc điều tra. Tuy nhiên sau đó, X và gia đình đến thương lượng và chủ động bồi thường cho tôi một khoản tiền mong tôi không truy xét nữa.

Tôi và X đã thỏa thuận được với nhau và tôi đồng ý, sau đó tôi làm đơn yêu cầu đình chỉ vụ án. Nhưng hôm sau, cơ quan Công an vẫn gọi và yêu cầu tôi phải đi giám định vết thương, vậy tôi có bắt buộc phải đi không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của

>> 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017;

Bộ Luật tố tụng hình sự 2015.

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự, các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại Khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138,139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Cũng theo quy định tạiCơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp ( Điều 230)

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Như vậy, Cơ quan điều tra chỉ ra quyết định đình chỉ vụ án khi người yếu cầu rút đơn đối với tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Do đó nếu tội phạm thuộc các tội quy định từ Khoản 2 Điều 134 trở đi thì mặc dù người yêu cầu rút đơn thì vụ án cũng không bị đình chỉ do không thuộc trường hợp đình chỉ vụ án đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Theo thông tin bạn cung cấp, thì trường hợp này bạn phải tiến hành giám định vết thương theo yêu cầu của Cơ quan Công an để xác dịnh tỷ lệ tổn thương cơ thể, căn cứ vào đó để xác định tội phạm. Nếu tội phạm thuộc Khoản 1 ĐIều 134 Bộ Luật hình sự thì bạn có thể rút đơn, và cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án; nếu tội phạm thuộc các khoản từ khoản 2 trở đi tại Điều 134 vụ án vẫn tiếp tục được giải quyết mà không bị đình chỉ. ( Bạn có thể xem chi tiết nội dung Điều 134 trong Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *