Quyền về sở hữu trí tuệ là gì? Vai trò của sở hữu trí tuệ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

rí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.
quyền sỏ hữu trí tuệ cũng như việc thực hiện và bảo hộ một cách có hiệu quả các quyền đó sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng

Quyền về sở hữu trí tuệ

Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm:

Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;

Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật SHTT).

Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo. Trong số các quyền này có 2 quyền thường được nhắc đến là quyền tài sản và quyền nhân thân.

Ðã có tổ chức chuyên trách về quyền sở hữu trí tuệ là Tổ chức Sở hữu Trí tuệThế giới (WIPO), tại sao WTO còn điều chỉnh vấn đề này?

WTO chỉ điều chỉnh những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Tên gọi của Hiệp định TRIPS đã nói lên điều này. Tuy nhiên, vì Hiệp định TRIPS có dẫn chiếu đến các điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Công ước Berne, Công ước Paris, …) và Hiệp định TRIPS thường được nhắc đến trong các cuộc đàm phán thương mại nên người ta có cảm tưởng đây là hiệp định bao trùm trong lĩnh vực này.

Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là các loại hình sáng tạo khác nhau mà con người nghĩ ra. Các đối tượng này cùng với chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ là mục tiêu bảo hộ của Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế khác.

Xin cho biết rõ hơn về các loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

Người ta đã nhóm các loại hình sáng tạo của con người thành một số loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ sau đây:

  1. – Bản quyền tác giả
  2. – Bằng sáng chế
  3. – Thương hiệu
  4. – Kiểu dáng công nghiệp
  5. – Sơ đồ bố trí mạch tích hợp
  6. – Chỉ dẫn địa lý

Ngoài bản quyền, các quyền còn lại được gọi chung là quyền sở hữu công nghiệp.

Tại Việt Nam, các vấn đề về bản quyền như đăng ký logo độc quyền, bản quyền tác giả… do Cục Bản quyền Tác giả (Bộ Văn hóa – Thông tin) xem xét giải quyết. Các quyền còn lại thuộc phạm vi quản lý của Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Sự phân biệt giữa bản quyền và các quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Bản quyền còn được gọi là quyền tác giả. Ðây là quyền đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Ngoài việc có thể đem lại giá trị kinh tế cho tác giả giống như ở các quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền còn đảm bảo quyền nhân thân của tác giả hay nói cách khác là đảm bảo uy tín, danh dự của tác giả gắn với tác phẩm của mình.

Như vậy, có thể tạm hiểu những gì được gọi là “tác phẩm” tức là có bản quyền.

Bản chất của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Từ góc độ vật chất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại công lao sáng tạo.

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn gắn với thời hạn bảo hộ. Ví dụ tác phẩm điện ảnh được bảo hộ 50 năm, thiết kế bố trí mạch tích hợp có thời hạn bảo hộ là 10 năm.

Hết thời hạn này, các sáng tạo trở thành tài sản chung của nhân loại và tất cả mọi người có thể khai thác, sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả thù lao cho người sáng tạo.

Tại sao Hiệp định TRIPS đã công nhận sự bảo hộ đối với các quyền sở hữu trí tuệ mà lại còn buộc người có bằng sáng chế phải cung cấp thông tin về sáng chế đó cho công chúng?

Trong khi bảo hộ bằng sáng chế để tạo điều kiện cho người sáng chế có thể bù đắp chi phí nghiên cứu, Hiệp định TRIPS cũng chú trọng đến lợi ích của toàn xã hội bằng việc yêu cầu người sáng chế phải cung cấp thông tin về sáng chế để những người khác có thể nghiên cứu, phát triển sâu hơn nữa và tránh lãng phí nguồn lực, thời gian, kinh phí

vào những vấn đề đã được sáng chế. Trong thời gian bảo hộ sáng chế, những người khác chỉ được sử dụng thông tin về sáng chế để nghiên cứu chứ không phải để kinh doanh, trừ phi đã được người sở hữu bằng sáng chế cho phép.

Thời hạn bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS là bao nhiêu lâu?

Hiệp định TRIPS chỉ quy định thời hạn bảo hộ tối thiểu, nghĩa là các nước có thể đặt ra thời hạn bảo hộ bằng hoặc dài hơn thời hạn nêu trong Hiệp định TRIPS.

Thời hạn bảo hộ tối thiểu theo Hiệp định TRIPS là :

– Bằng sáng chế: 20 năm

– Bản quyền (đối với các tác phẩm không phải là tranh, điện ảnh): 50 năm hoặc suốt đời tác giả cộng thêm 50 năm

– Bản quyền điện ảnh: 50 năm

– Bản quyền tranh: 25 năm

– Thương hiệu: 7 năm

– Kiểu dáng công nghệ : 10 năm

– Sơ đồ bố trí mạch tích hợp: 10 năm

Quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể giúp mở rộng phạm vi bảo hộ những đối tượng khác như sự biểu hiện văn hóa bất thành văn và không được ghi âm của nhiều nước đang phát triển mà thường được biết đến dưới tên văn hóa dân gian. Với sự bảo hộ như vậy, những đối tượng này có thể được khai thác vì lợi ích của quốc gia có nền văn hóa đó.

Như vậy, bảo hộ sở hữu trí tuệ có vai trò rất quan trọng trong việc tác động, ổn định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.

Đối với Việt Nam, hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, sự thịnh vượng của văn hoá và sự phát triển kinh tế. Nó không chỉ bảo đảm cho sự vận hành bình thường của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà còn phát triển sự hợp tác và trao đổi quốc tế trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế và văn hoá. Điều đó thể hiện ở những điểm sau đây:

+ Trước hết, quyền sỏ hữu trí tuệ và việc bảo hộ quyền sỏ hữu trí tuệ khuyến khích việc đầu tư cho hoạt động sáng tạo của mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vì sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội thông qua cơ chê bạo vệ và dung hoà lợi ích chính đáng của chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ với lợi ích chung của toàn xã hội.

+ Thứ hai, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tạo môi trường pháp lý phù hợp và bình đẳng, khuyến khích hoạt động cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong một cơ chế thị trường ổn định nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

+ Thứ ba, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tạo môi trường pháp lý hấp dẫn, khuyến khích, thu hút các hoạt động đầu tư nước ngoài và khả năng chuyển giao công nghệ từ ngoài nước vào Việt Nam. Đồng thòi, là cầu nối tăng cường thiện chí hợp tác, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước khác, thúc đẩy giao lưu thương mại và trao đổi quốc tế trong mọi lĩnh vực.

+ Thứ tư, một cơ chê bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu còn giúp cho nền kinh tế Việt Nam giữ được thế chủ động trong quá trình hội nhập nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong nước, bảo hộ sản xuất trong nưốc. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do, việc bảo hộ quyển sở hữu trí tuệ là một công cụ quan trọng nhằm bảo vệ các nhà sản xuất chân chính trong nưốc, chỉ ra và khẳng định những lợi thế cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ trong nước trước hàng hoá và dịch vụ được cung ứng bởi các thương nhân nước ngoài.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Thật bất công nếu một người bỏ vốn đầu tư, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới cũng như đầu tư cho quảng cáo, khuyến mại để người tiêu dùng các sản phẩm mới cũng như đầu tư cho quảng cáo, khuyến mại để tiêu dùng biết và mua sản phẩm trong khi một người khác không phải tốn kém vẫn bán được hàng do nhái sản phẩm của người khác. Đây chính là chức năng tạo dựng và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Bằng cơ chế bảo hộ độc quyền, pháp luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ cũng như những hành vi bộc lô, sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ đó tạo dựng và bảo vệ được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa cá doanh nghiệp

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ: 0986.386.648

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *