Quyền về lối đi qua theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư Minh Khuê. Năm 1996 gia đình nhà tôi và bà A cùng mua đất của ông B, gia đình tôi mua phần đất ở phía ngoài bà B mua ở trong. Sau đó, gia đình tôi cũng tạo điều kiện để cho bà A đi qua đó. Đến nay, gia đình tôi muốn thỏa thuận với bà A bán 3m lối đi này cho bà, nhưng bà không đồng ý.

Tôi muốn bán mảnh đất này nhưng bà A ngăn cản. Yêu cầu xã xuống giải quyết tranh chấp thì được xã trả lời: Do bà A không còn lối đi nào khác ra đường ngoài phần đất nhà tôi, cho nên nhà tôi phải bỏ ra 3m đất này cho bà A và không được bán diện tích 3m này. Đồng thời cũng không có quyền yêu cầu bà A mua mảnh đất này. 

Tôi thật sự thấy rất vô lý: Tại sao tiền gia đình tôi bỏ ra mua đất giờ lại phải hiến không cho người khác. Mong được luật sư hỗ trợ giải đáp về vấn đề này.

Trả lời

1. Cơ sở pháp lý.

2. Luật sư trả lời

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua, cụ thể như sau:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Căn cứ vào quy định trên ta thấy rằng: Trường hợp nhà bà A bị vây bọc bởi các bất động sản liền kề và hiện tại lối đi duy nhất để bà A đi ra đường công cộng thuộc quyền sử dụng đất của gia đình bạn. Lúc này, gia đình bạn có nghĩa vụ mở một lối đi hợp lý trên phần đất để tạo điều kiện cho bà A. Đồng thời, bà A cũng phải có nghĩa vụ đối với gia đình bạn là đền bù một khỏan tiền tương ứng với phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ diện tích đất này. Việc đền bù ở đây không có nghĩa là gia đình bạn sẽ phải bán 3m2 đất này cho bà A mà quyền sử dụng đất vẫn thuộc về gia đình bạn. 

Trong trường hợp bạn trao đổi lại với bà A và không đưa ra được thỏa thuận về vấn đề đền bù, một trong hai bên có thể gửi đến Tòa án nhân dân quận/ huyện để được giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Phan Huyền – Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *