Quyền tác giả, quyền liên quan là gì? Người hỗ trợ có phải là tác giả?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khái niệm về quyền tác giả, quyền liên quan theo luật sở hữu trí tuệ sẽ được luật sư phân tích và giải đáp cụ thể. Cũng như việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định mới nhất của Luật sở hữu trí tuệ hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc,

tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh,

tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính. Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền liên quan là gì?

Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

2. Quyền tự bảo vệ của tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm của mình

Trả lời:

Điều 198, Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định:

1. Chủ thể có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức,cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm,xin lỗi,cải chính công khai,bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tổ chức,cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Tổ chức,cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Trân trọng ./.

3. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Trả lời:

Căn cứ Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bộ Văn hóa – Thông tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

3. Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.”

Tác phẩm nhiếp ảnh là một trong số những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả.Theo như thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi, bạn đang muốn đi đăng ký quyền tác giả đối với tất cả các tác phẩm nhiếp ảnh của mình; vì vậy, để đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh, trước hết bạn cần phải làm đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Căn cứ vào quy định trên, đối với đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, bạn cần phải có đầy đủ những giấy tờ sau đây:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Trong đó, tờ khai này phải được viết bằng tiếng Việt và do chính bạn, người vừa là tác giả, vừa là chủ sở hữu của tất cả các tác phẩm nhiếp ảnh hoặc người được bạn ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan trong tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; không những vậy, trong tờ khai đăng ký còn phải có thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn. Bạn có thể tham khảo tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo Mẫu số 01 được quy định tại Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL
của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch ban hành ngày 02 tháng 07 năm 2016 quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;

– Giấy uỷ quyền, nếu bạn ủy quyền cho người khác nộp đơn (Giấy ủy quyền phải bằng tiếng Việt, nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt).

Sau khi hoàn thiện được đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, sẽ có hai phương hướng cho bạn lựa chọn: một là bạn trực tiếp nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; hai là bạn có thể ủy quyền cho người khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

4. Người cung cấp tài liệu có được coi là tác giả không ?

Trả lời:

Căn cứ Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan quy định về tác giả như sau:

Điều 6. Tác giả, đồng tác giả

1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

2. Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

3. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.

Theo quy định trên thì tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học. Những tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả. Do đó, như thông tin bạn cung cấp, bạn viết tác phẩm: “Những khoảng lặng của cuộc đời” là nhờ có sự cung cấp tài liệu của bạn bè nhưng người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm đó là bạn nên bạn mới chính là tác giả của tác phẩm còn những người bạn cung cấp tài liệu không được coi là tác giả.

Căn cứ Khoản 1 Điều Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì căn cứ phát sinh, bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:

“1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”

Như vậy, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm đươc sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định thì được tự động bảo hộ quyền tác giả mà không cần làm thủ tục đăng ký quyền tác giả. Chính vì thế, tác phẩm của bạn đã được bảo hộ tự động mà không cần phải đăng ký quyền tác giả. Việc đăng ký quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có ý nghĩa làm căn cứ chứng minh tại Tòa án khi xảy ra tranh chấp với cá nhân khác.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Xin giấy phép biên tập

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *