Quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý có được chuyển giao không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khái niệm chỉ dẫn địa lý ? Cách đăng ký chỉ dẫn địa lý ? Quyền chuyển giao đối với chỉ dẫn địa lý và một số chỉ dẫn địa lý được đăng ký thành công ở Việt Nam sẽ được xin giấy phép phân tích và giới thiệu để Quý khách hàng tham khảo:

Mục lục bài viết

1. Quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý có được chuyển giao không ?

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng cũng phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Tuy nhiên, khác với các loại tài sản trí tuệ khác, tại khoản 2 Điều 139 về Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp quy định rõ “Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng. Theo đó, quyền đối với chỉ dẫn địa lý là một quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt và vì thế chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

Theo quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Căn cứ vào Điều 8 thì cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.

Điều đó có nghĩa là: người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó, bởi chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam. Đây chính là lý do chính hạn chế và giải thích tại sao chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.

Theo đó, nhà nước chỉ trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Mặt khác tại khoản 1 Điều 142 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.

Tóm lại, quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý không được phép chuyển giao.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Chỉ dẫn địa lý là gì ? Khái niệm chỉ dẫn địa lý

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được khách hàng và mọi người biết đến nhiều hơn nhờ những chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ tạo cho khách hàng một ấn tượng tốt hơn về hàng hóa cũng như uy tín của nhà sản xuất, của sản phẩm được tạo ra từ khu vực địa lý đó.

Chỉ dẫn địa lý theo nghĩa rộng: Chỉ dẫn địa lý bao gồm các chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ, và chỉ dẫn địa lý (theo nghĩa hẹp). Cần lưu ý rằng Công ước Paris không sử dụng thuật ngữ chỉ dẫn địa lý mà lại sử dụng các thuật ngữ chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ.

Chỉ dẫn nguồn gốc: Chỉ dẫn nguồn gốc có nghĩa là dấu hiệu bất kỳ được sử dụng để chỉ dẫn rằng một sản phẩm hoặc dịch vụ có nguồn gốc từ một nước, một khu vực và một địa điểm cụ thể, nơi mà sản phẩm được tạo ra. Ví dụ: Sản xuất tại Nhật Bản (Made in Japan).

Tên gọi xuất xứ:

Sự khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu mà một thương nhân hoặc một công ty sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của họ với hàng hóa hoặc dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.

Chỉ dẫn địa lý được sử dụng để chỉ ra rằng những sản phẩm được nhắc tới có xuất xứ từ một vùng nào đó. Một chỉ dẫn địa lý phải được dành cho tất cả các nhà sản xuất ở khu vực đó sử dụng. Ví dụ, Bordeaux và Champagne có thể được sử dụng bởi tất cả những người sản xuất rượu vang ở vùng Bordeaux hoặc Champagne, nhưng chỉ có Moët & Chandon có thể gọi rượu vang sủi tăm của mình là “Moët & Chandon®” như một nhãn hiệu dành cho rượu vang sủi tăm của mình.

Trân trọng ./.

3. Trường hợp chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Căn cứ theo điều 80 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

– Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam.

– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.

– Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.

– Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bình Minh” cho bưởi Năm roi

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bình Minh” cho bưởi Năm roi. Ngày 29.8.2013 Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 2064/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00036 cho sản phẩm bưởi Năm Roi “Bình Minh”.

Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long là Cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý “Bình Minh” cho sản phẩm bưởi Năm Roi.

Bưởi Năm Roi có tên khoa học là Citrus Grandis (hoặc C. Decumana), là loại cây ăn trái ngon nổi tiếng bấy lâu và đặc sản thế mạnh có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long. Năm 1969, trong kỳ hội chợ triển lãm của Miền Nam bưởi Năm Roi của chú Mười Tước được tặng huy chương vàng. Hai mươi bảy năm sau bưởi Năm Roi vẫn dành được giải nhất, đây là tấm huy chương vàng đầu tiên dành cho đặc sản cây trái miền Tây Nam Bộ nên từ đó danh tiếng bưởi Năm Roi được nhiều người biết đến. Năm 1988, Hội chợ triển lãm toàn quốc tặng thưởng thêm một huy chương vàng cho bưởi Năm Roi trong niềm tự hào của nhân dân huyện Bình Minh.Bưởi Năm Roi “Bình Minh” có được danh tiếng như vậy là nhờ có các chất lượng đặc thù, khác biệt hẳn so với các loại bưởi khác.

Về mặt cảm quan: Bưởi Năm Roi có hình quả lê, núm thấp, khi chín màu xanh vàng đến vàng, vỏ mỏng, dễ bóc. Trọng lượng trung bình của bưởi từ 1kg-1,4 kg, ruột đặc, tỷ lệ ăn được là 55-60%, múi đều, dễ tách, có mùi thơm đậm đà, và đặc biệt là rất ít hạt hoặc không có hạt. Đây là một đặc điểm khác biệt nổi bật giữa bưởi Năm Roi trồng tại Bình Minh và bưởi Năm Roi trồng tại các vùng khác.

Về mặt chất lượng: Bưởi Năm Roi Bình Minh có vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ, không đắng, không the. Hàm lượng nước trung bình 89% (cao nhất 90,41%, thấp nhất 88,13%), hàm lượng chất khô trung bình 10,58% (cao nhất 11,87%, thấp nhất 9,59%), hàm lượng đường tổng số trung bình 6,88% (cao nhất 7,91%, thấp nhất 5,8 %), hàm lượng chất rắn (độ Brix) trung bình 10,23% (cao nhất 10,82%, thấp nhất 9,67%), hàm lượng a xít trung bình 0,48% (cao nhất 0,63%, thấp nhất 0,32%), hàm lượng vitamin C trung bình 55,54 mg/100g (cao nhất 67,86 mg, thấp nhất 49,16 mg).

Danh tiếng, tính chất và chất lượng đặc thù của bưởi Năm Roi Bình Minh có được là do điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây bưởi, đặc biệt là bưởi Năm Roi. Vùng trồng bưởi Năm Roi Bình Minh là vùng đất nằm ở khu vực ven ba sông lớn là sông Hậu, sông Trà Von và sông Măng Thít tạo thành một kiểu vi khí hậu đặc trưng nên có những ưu đãi về mặt tự nhiên giúp cho vùng đất này màu mỡ, giàu phù sa bồi đắp và tưới tiêu đầy đủ quanh năm góp phần tạo nên chất lượng bưởi ngon và ổn định. Bên cạnh đó khí hậu ở huyện Bình Minh cũng phù hợp với các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây bưởi. Nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp, biên độ giữa các tháng trong năm, lượng mưa trung bình cả năm cũng rất phù hợp với chu trình phát triển của cây bưởi, đặc biệt những tháng mưa nhiều tương ứng với giai đoạn tích lũy đường, vitamin C và nước quả nên cây cần nhiều nước, những tháng mưa ít lại rơi vào giai đoạn ra hoa và giai đoạn thu hoạch quả, lúc này cây cần ít nước để kích thích hoa nở và giữ được hàm lượng tối đa các dưỡng chất trong quả bưởi.

Ngoài các đặc thù về điều kiện tự nhiên, tính chất, chất lượng đặc thù của bưởi Năm Roi có được còn do kỹ thuật canh tác, tập quán trồng bưởi với mức độ chuyên canh cao của người dân vùng này từ việc chọn giống, chọn thời điểm trồng, chăm sóc, xử lý ra hoa, thu hoạch…đã tạo nên danh tiếng và chất lượng bưởi Năm Roi Bình Minh như vậy.

Nguồn: Phòng Chỉ dẫn địa lý Cục SởHữu Trí Tuệ

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *