Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngòai.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi: Tôi có quốc tịch Việt Nam, nay tôi muốn thôi quốc tịch Việt nam và nhập quốc tịch nước ngoài thì cho tôi hỏi sau khi tôi nhập quốc tịch nước ngoài rồi thì tôi có quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quốc tịch Việt Nam 2014

2. :

Theo , tại Khoản 3, khoản 4 Điều 3 quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngòai như sau:

” 3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

Như vậy, từ quy định trên có thể thấy, người Việt Nam thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngòai đồng thời sinh sống tại quốc gia nơi mang quốc tịch, tức người đó là người đã từng có quốc tịch Việt Nam, nay thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài thì được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Do vậy việc sở hữu nhà ở và đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đẩt tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và quyền sử dụng đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Điều 5 quy định về người sử dụng đất như sau:

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, , công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

Ngoài ra, Điều 186quy định quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngòai không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, cụ thể như sau:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

….

3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được thừa kế theo quy định sau đây:

….

Đối với quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tại Điều 7 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 như sau:

Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận ở trong dự án đầu tư thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngòai được sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 8 nêu trên và được cấp Giấy chứng nhận qquyền sở hữu nhà ở đối với nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình.

Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở

1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *