Quyền lợi của người lao động khi nghỉ việc sau 20 năm làm việc?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư cho em xin hỏi:em làm việc 20 năm trong ngành giáo dục mầm non và đóng mọi chế độ bảo hiểm, nay có nguyện vọng chuyển về tự mở nhóm trẻ có giấy phép hoạt động. Em muốn sau khi nghỉ việc tại trường cũ

chuyển bảo hiểm về đóng tiếp nhưng sau khi nghỉ ở trường cũ em được hưởng những chế độ gì và được nhận bao nhiêu tiền cho thời gian công tác 20 năm mong luật sư tư vấn giúp em ạ. Cảm ơn luật sư và mong được nhận được phản hồi sớm từ luật sư!

Người gửi : Võ Thị H

Cơ sở pháp lý:

Luật sư trả lời:

Trường hợp sau khi tại đơn vị và sau đó muốn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì chỉ cần hoàn tất thủ tục chốt sổ tại chỗ làm cũ và cung cấp sổ bảo hiểm cho chỗ làm mới để được tiếp tục đóng bảo hiểm xă hội. Trong trường hợp của chị, sau khi kết thúc 20 năm nghỉ việc chị sẽ được hưởng những chế độ như sau:

1. Về trợ cấp thôi việc

Căn cứ tại Điều quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

Khi chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Như vậy trong trường hợp của chị, chị đã làm việc 20 năm trong ngành giáo dục mầm non, khi chị chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 9, Điều 36 (trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động 2012 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động), theo đó chị đã làm việc được 12 tháng trở lên, do đó mỗi năm làm việc được hưởng trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Điều này có được hướng dẫn bởi khoản 3, Điều 14, như sau:

“a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; , học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.”

Thời gian chị được tính trợ cấp thôi việc được tính như sau: Thời gian được tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc thực tế – Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Giả sử chị đi làm thực tế được 20 năm, đóng bảo hiểm thất nghiệp được 10 năm thì thời gian tính trợ cấp thôi việc cho chị là 10 năm.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Và được tính như sau: Trợ cấp thôi việc = thời gian làm việc thực tế không tính thời gian đóng BHTN (tính theo năm) * tiền lương bình quân 6 tháng liền kề * 1/2

2. Về

Điều 49, quy định các điều kiện để được như sau:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 điều 46 của Luật này;

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ , trừ các trường hợp luật định.

Về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại điều 50 như sau:

“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”

Về trường hợp của chị, chúng tôi chỉ nêu vấn đề hưởng trợ cấp thất nghiệp là để đề phòng nếu như chị đáp ứng đủ các điều kiện trên thì mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu chị vẫn giữ nguyên ý định sau khi kết thúc hợp đồng làm việc tại cơ sở cũ mà muốn về tự mở nhóm trẻ có giấy phép hoạt động thì sẽ không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Bảo hiểm xã hội

Trong trường hợp của chị, chị đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm và muốn sau khi kết thúc hợp đồng lao động tại cơ sở cũ sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thời gian về sau. Vì vậy, chị không thuộc trường hợp theo quy định của . Chúng tôi khuyên chị nên chốt sổ với chỗ làm cũ và bảo lưu sổ bảo hiểm xã hội để sau này đóng tiếp. Trường hợp chỉ mở Doanh nghiệp riêng, chị sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với tư cách là người quản lý lao động và cố gắng đóng đủ hơn 30 năm để được hưởng những lợi ích tốt nhất từ bảo hiểm xã hội; trường hợp chị không mở doanh nghiệp thì chị vẫn có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *