Quyền hạn của người nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật Minh Khuê! Tôi có anh bạn người Nhật đang muốn mua nhà ở Việt Nam. Anh ấy thắc mắc không biết quyền hạn sử dụng bất động sản Việt Nam như thế nào? Cụ thể như mua nhà ở một thời gian có được bán lại không? Bán lại có ràng buộc như thế nào? Xin quý luật sư cho biết có điều luật nào nói rõ về vấn đề này không? Nếu có xin gửi đính kèm trích dẫn giúp tôi ạ! Xin cảm ơn luật DV Xingiaypheprất nhiều!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụccủa Công ty Luật Xingiayphep.

>> Luật sư tư vấn thủ tục mua nhà đối với người nước ngoài, gọi:

Trả lời:

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Xin giấy phép của chúng tôi. Với câu hỏi trên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích

Theo khoản 1 Điều 7 Luật nhà ở 2014: tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Theo khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014 quy định người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thuộc các trường hợp sau:

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Trong trường hợp này, anh bạn thuộc trường hợp người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam hoặc người nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì có quyền được sở hữu nhà ở.

* Quyền sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở như sau:

“2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.

Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định, cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu;

b) Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 của Luật này hoặc vượt quá số lượng nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch , thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;

d) Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này;

đ) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này, chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu nhà nước.”

Như vậy, anh bạn có quyền mua nhà ở nhưng sẽ bị giới hạn bởi số lượng nhà ở được sở hữu và thời gian sở hữu. Bên cạnh đó, khi muốn bán nhà thì phải bán trong thời hạn sở hữu nhà ở là 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận, nếu quá thời hạn này anh bạn sẽ mất quyền bán nhà và ngôi nhà đó sẽ thuộc sở hữu của nhà nước.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email miễn phí để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *