Quyền được thừa hưởng tài sản khi không có tên trong di chúc thừa kế ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Mẹ tôi có hai đời chồng và tôi là con của người chồng sau, từ nhỏ tôi sống với mẹ ở trên đất của người chồng trước ( người này mất năm 1968, tôi sinh 1970). Năm 1997 tôi ra ngoài ở, nhưng hộ khẩu cho tới nay vẵn là địa chỉ nhà mẹ tôi (hiện tôi làm bảo vệ và đang ở nhà trọ).

Năm 2012 mẹ tôi qua đời, bà có làm di chúc cái nhà để lại cho mấy anh chị con của người chồng trước thừa hưởng, dĩ nhiên là không có tên tôi trong đó, hiện nay mấy anh chị đang định bán cái nhà này. Thưa luật sư, cho tôi hỏi : sổ hộ khẩu của tôi còn ở địa chỉ này (nhưng tách riêng sổ hộ khẩu với mẹ tôi từ năm1990) vậy khi mấy anh chị bán được nhà thì tôi có quyền lợi gì không, hay là mấy anh chị cho bao nhiêu thì cho, tôi có được quyền đòi hỏi gì trên pháp luật không ?

Rất mong nhận được sự tư vấn qua email của văn phòng luật sư. Trân trọng cảm ơn.

 

Luật sư trả lời:

Điều quan trọng đầu tiên cần làm rõ đó là tài sản thừa kế: mảnh đất là tài sản của ai: của người chồng cũ hay là của mẹ bạn với người chồng cũ.

Trường hợp 1: tài sản này là của riêng người chồng cũ, vì đây là tài sản riêng cho nên chỉ có ông chồng mới là người được quyền định đoạt trong di chúc, mẹ bạn cũng không có quyền để thừa kế cho ai cả (theo ).

Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Vì vậy, di chúc của mẹ bạn sẽ không có giá trị, tài sản là mảnh đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Bạn không có quan hệ huyết thống với ông chồng trước của mẹ nên bạn sẽ không được nhận thừa kế tài sản của ông.

Trường hợp 2: nếu mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng giữa mẹ bạn và chồng cũ

Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Dựa vào quy định trên, khi chồng mất thì tài sản được chia đôi,  cho nên việc mẹ bạn viết di chúc thì vẫn có hiệu lực với phần tài sản của mẹ bạn sau ly hôn.

Tuy nhiên trường hợp này bạn cũng không được thừa kế đất, bởi vì mẹ bạn đã định đoạt tài sản thừa kế theo di chúc cho con chung với chồng cũ. Và bạn cũng không phải là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Với cả hai trường hợp thì bạn đều không được hưởng tài sản thừa kế.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *