Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký Chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam

Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một trong những phương thức nâng cao giá thành và sức cạnh tranh của các sản phẩm địa phương tại thị trường trong nước cũng như quốc tế. xin giấy phép phân tích những quy định pháp lý liên quan đến việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam:

Mục lục bài viết

1. Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký Chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam

Quy trình, thời hạn, tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý khi mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đăng ký tại cục sở hữu trí tuệ được thực hiện như sau:

1. Quy trình và thời hạn xem xét đơn

Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau:

a) Thẩm định hình thức:

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

b) Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký CDĐL được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký CDĐL là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, tóm tắt tính chất đặc thù của sản phẩm mang CDĐL.

c) Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký CDĐL đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn CDĐL là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn.

2. Tờ khai

Tải về:

3. Bản đồ Chỉ dẫn địa lý Việt Nam

Với mục đích cung cấp cho công chúng rộng rãi các thông tin chủ yếu về các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hiện có của Việt Nam cũng như đáp ứng yêu cầu của nhiều địa phương, Cục Sở hữu trí tuệ đưa thử nghiệm Bản đồ phân bố sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam dưới dạng flash trên website của Cục. Mỗi chỉ dẫn địa lý được ký hiệu bằng một số tương ứng trên bản đồ kèm theo thông tin bao gồm: Tên chỉ dẫn địa lý, Tên sản phẩm, Số đăng bạ, Khu vực địa lý, Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, Hiệp hội/Hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, Tổ chức kiểm soát chỉ dẫn địa lý, Tổ chức/cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, và hình ảnh của sản phẩm.

Mỗi chỉ dẫn địa lý sẽ liên tục được cập nhật để bổ sung các thông tin còn thiếu và các thông tin mới nhằm đáp ứng yêu cầu của bạn đọc. Để Bản đồ phân bố sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được hoàn thiện hơn, Cục Sở hữu trí tuệ mong muốn bạn đọc đóng góp ý kiến về hình thức và nội dung của Bản đồ này để trên cơ sở đó xây dựng và hoàn thiện Bản đồ này bằng công nghệ GIS.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư SHTT, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: ;

2. Cách đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: Một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó.Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Ví dụ “Made in Japan” (điện tử), “Vạn Phúc” (lụa tơ tằm); “Bát Tràng” (gốm, sứ)…Một dạng chỉ dẫn địa lý đặc biệt là “Tên gọi xuất xứ hàng hoá”.

Nếu chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi (địa danh) và uy tín, danh tiếng của sản phẩm đạt đến mức đặc thù gắn liền với vùng địa lý đó thì chỉ dẫn như vậy đưược gọi là “Tên gọi xuất xứ hàng hoá”.

Ví dụ: “Phú Quốc” (nước mắm)

>>

– Truyền hình nhân dân

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;

b) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

Nếu Chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hoá thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Các thông tin địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hoá, đã mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý.

Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng hoá mang chỉ dẫn đó tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương tương ứng, với điều kiện hàng hoá do người đó sản xuất phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hoá đó.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm dịch vụ: ;

3. Những điều điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là gì?

Điều 82 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định :

1. Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

2. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

3. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

4. Chỉ dẫn địa lý và Mẫu đơn đăng ký bảo hộ

Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Ví dụ “Made inJapan” (điện tử), “Vạn Phúc” (lụa tơ tằm); “Bát Tràng” (gốm, sứ)..

Một dạng chỉ dẫn địa lý đặc biệt là “Tên gọi xuất xứ hàng hoá”. Nếu chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi (địa danh) và uy tín, danh tiếng của sản phẩm đạt đến mức đặc thù gắn liền với vùng địa lý đó thì chỉ dẫn nhưư vậy đưược gọi là “Tên gọi xuất xứ hàng hoá”.

>>

Chỉ dẫn địa lý và Mẫu đơn đăng ký bảo hộ

– Truyền hình Nhân Dân

Ví dụ: “Phú Quốc” (nước mắm)

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;

b) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hoá thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Các thông tin địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hoá, đã mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý.

Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng hoá mang chỉ dẫn đó tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương tương ứng, với điều kiện hàng hoá do người đó sản xuất phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hoá đó.

Mẫu đơn đăng ký bảo hộ >> Dowload

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Phòng Sở hữu Trí tuệ – Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *