Quy định về thời hạn ủy quyền của Hợp đồng ủy quyền

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa ls cho hỏi, giám đốc công ty có được uỷ quyền cho phó giám đốc ký hợp đồng và các giấy tờ khi tham gia hoạt động đấu thầu hay không? Phải viết giấy ủy quyền hay làm hợp đồng? Thời hạn ủy quyền là bao lâu. Mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn ls!

Mục lục bài viết

1. Khi ủy quyền nên làm hay hợp đồng ủy quyền

Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm ủy quyền. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống hàng ngày, trong hầu hết các giao dịch đều có sự xuất hiện của việc ủy quyền. Chúng ta có thể hiểu ủy quyền là việc mà mình nhờ một người nào đó nhân danh mình thực hiện một công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định khi bản thân không thể trực tiếp tham gia vào các giao dịch hay đứng ra thực hiện một công việc nào đó.
Vậy trường hợp này của bạn, giám đốc hoàn toàn có thể ủy quyền cho phó giám đốc đứng ra ký thay các hợp đồng, giấy tờ liên quan đến hoạt động đấu thầu và các công việc khác thuộc thẩm quyền của giám đốc.

Ngoài ra, Mẫu số 02 Chương IV thuộc các Mẫu mua sắm hàng hóa ban hành kèm ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn về việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu thực hiện một hoặc một số nội dung công việc trong quá trình tham dự thầu. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền.

Theo đó, đối với trường hợp của bạn, nếu công ty trúng thầu thì người đại diện theo pháp luật của công ty kiêm giám đốc có thể ủy quyền cho phó giám đốc thay mình ký hợp đồng và đứng ra thực hiện các phần việc của như là phân công trong nội bộ công ty. Trong trường hợp này, chủ thể của hợp đồng vẫn là công ty và công ty chịu trách nhiệm đối với chủ đầu tư, bên mời thầu về toàn bộ việc thực hiện hợp đồng của mình.

Vậy để đảm bảo quyền hạn và nghĩa vụ của các bên thì nên làm hay hợp đồng ủy quyền?

Pháp luật dân sự, cụ thể là chỉ quy định và điều chỉnh về Hợp đồng ủy quyền chứ không có Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, thực tế việc ủy quyền bằng là rất phổ biến, và hình thức này cũng không trái với quy định của pháp luật.

– Giấy ủy quyền bản chất là hành vi Ủy quyền đơn phương, tức thể hiện trong Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

– Hợp đồng ủy quyền là việc ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức có thể để tên là giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền nhưng về bản chất nội dung là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá.

Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền phải được chứng thực chữ ký của các bên tại /UBND xã, phường.

2. Quy định của Bộ luật dân sự về Hợp đồng ủy quyền

Điều 562 quy định rằng Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên được ủy quyền sẽ được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp: Có sự đồng ý của bên ủy quyền; Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được; Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu; Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

2.1. Nội dung của hợp đồng ủy quyền

Về cơ bản những thông tin trên hợp đồng ủy quyền bao như sau:

– Bên ủy quyền: họ và tên, căn cước, địa chỉ, thông tin liên hệ

– Bên nhận ủy quyền: họ và tên, căn cước, địa chỉ, thông tin liên hệ

– Nội dung và phạm vi ủy quyền: ủy quyền về việc gì? quyền hạn và nghĩa vụ của người nhận ủy quyền.

– Thời hạn ủy quyền: trong thời gian bao lâu?

– Việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền: những tình huống chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

– Thù lao ủy quyền (nếu có).

– Cam kết và chữ ký của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền về việc ủy quyền.

2.2. Thời hạn ủy quyền

Điều 563 quy định “Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”
Theo quy định trên, có thể thấy trong hợp đồng ủy quyền phải ghi thời hạn cụ thể (có thể là 2 năm, 5 năm,…). Thời hạn ủy quyền là do các bên thỏa thuận, trừ các trường hợp pháp luật có quy định cụ thể. Nếu như giữa các bên không có thỏa thuận và pháp luật cũng không có quy định về thời hạn thì hợp đồng đó sẽ có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác lập. Như vậy, không tồn tại hợp đồng ủy quyền nào là hợp đồng ủy quyền vĩnh viễn. Tất cả các loại hợp đồng ủy quyền đều phải thỏa thuận, quy định rõ thời hạn.

Ngoài ra các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của các bên ủy quyền và bên được ủy quyền; việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền được quy định rõ từ Điều 565 đến Điều 569 của .

3. Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

Tiêu chí

Giấy ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền

1.Khái niệm

Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định ( Điều 562 ).

2. Căn cứ pháp luật

Chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể

Bộ luật Dân sự năm 2015

3.Chủ thể

Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương)

Hợp đồng ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền

4.Bản chất

Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiệncông việc thông qua giấy ủy quyền

Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên

5.Ủy quyền lại

Người được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định

Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định

6.Giá trị thực hiện

– Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương)

– Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy

– Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền

– Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có)

7.Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định

Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. ( Điều 563 BLDS 2015)

8.Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền

Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.

Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *