Quy định về tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên? Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ có bị hạn chế trong trường hợp nào hay không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Doanh nghiệp của

>>

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

2. Nội dung:

Trong quá trình hoạt động của mình, vì nhu cầu và điều kiện thay đổi mà công ty trách nhiệm hữu hạn có thể thay đổi vốn điều lệ của công ty, có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ công ty. Việc tăng, giảm vốn điều lệ công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 68 như sau:

Thứ nhất, về tăng vốn điều lệ: Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

Tăng vốn góp của các thành viên: Trong trường hợp này, phần vốn góp tăng thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Ví dụ, thành viên có phần vốn góp bằng 30% vốn điều lệ của công ty thì sẽ góp thêm tương ứng là 30% số vốn góp thêm vào vốn điều lệ công ty khi tăng vốn điều lệ. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 như sau: ” Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.”

Nếu thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ của công ty thì có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác. Như vậy, tỷ lệ góp thêm của các thành viên còn lại sẽ bao gồm tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều nhân với số vốn góp thêm cộng với tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ nhân với phần vốn góp của người đã từ chối quyết định góp thêm vốn đó.

Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới: trường hợp này, công ty nhận thêm thành viên mới và số vốn góp của thành viên mới để tăng vốn điều lệ của công ty và ghi nhận vào sổ đăng ký thành viên.

Thứ hai, về giảm vốn điều lệ: Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau:

Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên. Như vậy, trường hợp giảm vốn điều lệ theo cách này phải có điều kiện là công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm và phải đảm bảo việc thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty sau khi đã hoàn trả cho thành viên, tức là, trước khi quyết định hoàn trả phần vốn góp cho thành viên thì phải tính toán được khả năng thanh toán nợ của công ty, nếu trường hợp tính toán được rằng sau khi hoàn trả phần vốn góp cho thành viên, công ty không đủ khả năng trả nợ thì khi đó công ty sẽ không được hoàn trả phần vốn góp cho thành viên theo quy định này.

Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 52 của . Cụ thể, thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây: (1) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên; (2) Tổ chức lại công ty; (3) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.

Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 48 của Luật Doanh nghiệp. Cụ thể, sau 90 ngày mà có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn như đã cam kết góp thì công ty sẽ phải thực hiện đăng ký giảm vốn điều lệ.

Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau: ( Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP)

Tên, mã số doanh nghiệp, hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

– Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc số quyết định thành lập, mã số doanh nghiệp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

– Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc của mỗi thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

– Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;

– Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc thành viên hợp danh được ủy quyền đối với công ty hợp danh.

Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

Như vậy, theo quy định trên, công ty trách nhiệm hữu hạn được phép tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong những trường hợp pháp luật cho phép và phải thực hiện thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, đồng thời phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì có sự thay đổi vốn điều lệ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Doanh nghiệp – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *