Quy định về sử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường khu dân cư ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi các vị luật gia, hiện tại khu vực em sinh sống ngay bên cạnh nhà em có 1 hộ chuyên đốt than tổ ong hằng ngày để nấu bánh, việc làm này thải ra môi trường lượng khí độc vô cùng lớn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người trong gia đình em, đặt biệt hơn khi họ xây nhiều lò đốt đầu ngọn gió và đốt thường xuyên gây ảnh hưởng trầm trọng đến

người sống xung quanh, em muốn hỏi các luật sư là quy định về xử phạt và hình thức sử phạt với hành vi gây ô nhiễm như thế nào, mình có thể liên hệ đến cơ quan nào để được giải quyết vấn đề( thực trạng này đã diễn ra rất lâu hơn 10 năm nay) nhưng chính quyền địa phương không chịu giải quyếtemail của em ạ: vuongkt09b@gmail. Comem xin chân thành cảm ơn.

Người gửi : Văn Hữu Vương

Luật sư trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

2. Nội dung tư vấn

Theo thông tin bạn cung cấp, thì 1 hộ dân trong khu phố nhà bạn sử dụng bếp than tổ ong gây ảnh hưởng đến đến nhà xung quanh. Do đó, để giải quyết vấn đề này, bạn có thể căn cứ vào quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định về những hành vi bị cấm trong lĩnh vực môi trường. Cụ thể như sau:

Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.

6. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

7. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

8. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

…”

Theo quy định trên thì hành vi thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí là hành vi bị nghiêm cấm. Mặc dù chưa có quy định cấm sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt. Tuy nhiên, đốt than tổ ong sẽ sản sinh ra nhiều loại khí độc như CO2, CO, lưu huỳnh… khi hít vào dễ có cảm giác mệt mỏi, khó thở, tức ngực, nặng hơn có thể bị hôn mê sâu và dẫn tới tử vong. Do đó, hành vi đốt than tổ ong trong trường hợp thải chất độc hại vào không khí gây ô nhiễm, mức ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thì sẽ bị xử lý.

Căn cứ để xử lý là việc đun bếp than trực tiếp gây ra sự đau ốm, bệnh tật cho những người xung quanh hoặc làm cho tình trạng bệnh tật của họ ngày càng trầm trọng. Trong trường hợp này, người gây ra ô nhiễm sẽ phải bồi thường cho nạn nhân hoặc bị phạt hành chính, nặng thì có thể sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự. Trường hợp bạn chưa xác định được nội dung trên thì có thể đo hàm lượng độc hại của carbon, các hợp chất khác trong thành phần than tổ ong có trong không khí xem có vượt quá tiêu chuẩn cho phép hay không. Từ những mức độ cụ thể đo được, bạn có thể gửi đơn đến cơ quan chức năng xem xét xử lý trách nhiệm của hộ dân đó.

Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị , cụ thể căn cứ vào mức độ, cũng như hành vi gây ô nhiễm môi trường cụ thể cúa người gây ô nhiễm sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể như sau:

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Như vậy, nếu hộ gia đình này bị xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hoặc là bị cảnh cáo nếu trong trường hợp vi phạm lần đầu và không hành vi vi pháp pháp luật gây ô nhiễm môi trường không nghiêm trọng hoặc là sẽ bị xử phạt không quá 1.000.000.000 đồng.

Còn khi bị do có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện thì hộ gia đình cũng bắt buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của mình, cụ thể theo điều 55 luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Điều 55. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Qua những phân tích trên thì hành vi gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh của người gây ô nhiễm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính. Và khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra hành vi vi phạm này thì người gây ô nhiễm sẽ buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của mình

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *